VietNamNetđã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thành,ọckỹthuậtchohọcsinhBộkèo nhà cái số 1 Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) về nội dung này:
Phóng viên: - Thưa ông, về kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học vừa kết thúc, có những ý kiến cho rằng nhiều đề tài có tên tương tự, lặp đi lặp lại qua nhiều năm là “chữa ung thư” và “cánh tay rô bốt”, "thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị"... Qua đó, đặt nghi vấn có dấu hiệu sao chép và cả sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học có các tiêu chí cũng như mục tiêu rất rõ ràng. Theo đó, học sinh hoàn toàn có thể dựa trên nền tảng, thành tựu khoa học kỹ thuật đã có để có các ý tưởng mới và đưa ra cách giải quyết vấn đề mà trước đó chưa ai làm.
Như vậy, không có nghĩa học sinh phải chọn những vấn đề hoàn toàn mới mà có thể chọn những vấn đề từng có và đang có các nghiên cứu thành công nhưng đưa ra được những phát hiện, vấn đề, cách giải quyết mới của mình để hoàn thiện, tối ưu hơn.
Nhiều người nói rằng sao trong các dự án của học sinh có nhiều ý tưởng liên quan tới vấn đề này. Nhưng đó là vấn đề luôn được quan tâm, nghiên cứu về ung thư thì có lẽ đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa thế giới vẫn phải theo đuổi các đề tài liên quan. Cũng chủ đề tìm giải pháp trong điều trị ung thư, người này có thể nghiên cứu ra một dẫn xuất của một chất mới, người kia nghiên cứu một cách thức mới để ứng dụng nó trong môi trường khác nhau... Như vậy mỗi nghiên cứu, mỗi bước tiến nhỏ đó sẽ đóng góp vào trong cộng đồng khoa học chứ không phải cứ nghiên cứu cái là ra thuốc chữa trị được ung thư.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Hay các dự án chế tạo cánh tay robot cho người tàn tật, tôi cho rằng nhiều năm tới đây, việc chế tạo cánh tay robot sẽ vẫn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Vì không ai khẳng định đã có “cánh tay robot” hoàn hảo đến mức không cần nghiên cứu, chế tạo gì mới hơn.
Không phải chỉ năm nay mà bao năm nay, sau mỗi cuộc thi đều có những thắc mắc tưng tự và đặt nghi vấn vào sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải. Đây không phải chuyện mới, tôi đã nói đi nói lại cỡ 10 năm rồi. Song tôi khẳng định ban giám khảo gồm nhiều nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc và bám sát các tiêu chí chấm.
Sở dĩ nhiều người thấy các đề tài dự thi có vẻ "giống nhau" là do cách đặt tên đề tài đều đề cập đến cùng một vấn đề, đôi khi chỉ khác nhau vài chữ. Nhưng những người hiểu biết về lĩnh vực đều thấy, vài chữ khác nhau đó trong tên đề tài chính là điểm mới, điểm khác biệt mà các dự án hướng đến.
- Thế với những ý kiến cho rằng một số đề tài vượt quá tầm của học sinh phổ thông, phải chăng có 'bàn tay' của người lớn?
Đối tượng của cuộc thi là học sinh ở lứa tuổi 14-18, chuẩn bị bước vào các bậc học cao hơn.
Yêu cầu của cuộc thi là học sinh phải vận dụng kiến thức của các môn đã được học ở phổ thông để phát triển, thực hiện các dự án.
Tuy nhiên, không có nghĩa các em chỉ được sử dụng những kiến thức cơ bản, đại trà. Các em sẽ phải tìm kiếm tài liệu, phải nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực mình chọn. Và các em học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận những đề tài chuyên sâu, có ý nghĩa, tính ứng dụng cao. Trong đó, không đòi hỏi các em phải sáng tạo toàn bộ mà có thể chỉ xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể trong đó như tôi đã nói ở trên. Đóng góp đó là không nhỏ.
Trong quá trình thực hiện, các em cũng không làm một mình mà cần có một môi trường để triển khai. Trong môi trường đó có sự hỗ trợ của giáo viên, cha mẹ trong việc hướng dẫn quy trình nghiên cứu, thực hiện, lựa chọn đề tài, hay là những người thợ hỗ trợ các em trong việc gia công sản phẩm.
Song, điều cốt lõi, những ý tưởng mới, cách xử lý vấn đề để đạt được những kết quả mới thì chắc chắn phải là của học sinh.
Về điều này, Bộ GD-ĐT cũng đã có những nguyên tắc, quy định cụ thể trong việc chấm giải. Trong đó, ban giám khảo không chỉ chấm dựa trên sản phẩm được trưng bày mà còn đánh giá trên hồ sơ để biết quy trình thực hiện. Đặc biệt là chấm dựa trên phỏng vấn trực tiếp học sinh. Nếu sản phẩm không do học sinh thực sự làm thì sẽ lộ ngay ở quá trình phỏng vấn, phản biện.
- Bộ có thống kê về khả năng ứng dụng hay sản xuất ra thị trường sau đó của các dự án này không?
Không phải tất cả những nghiên cứu của các nhà khoa học đều có thể đi ngay vào được trong cuộc sống mà cần phải có một sự tích lũy lâu dài trong quá trình nghiên cứu của những đề tài tiếp nối nhau.
Mọi người đang chỉ nhìn vào mấy trăm dự án của các em học sinh ở cuộc thi này, nhưng nếu thử nhìn rộng ra trong cả đất nước, xa hơn là cả thế giới thì có phải một hoạt động khoa học hôm nay nghiên cứu thì ngày mai đã đưa được ngay vào trong thực tế cuộc sống đâu.
Tôi nghĩ làm khoa học thì cũng phải tư duy hết sức khoa học. Chứ không phải một em học sinh làm đề tài xong là có thể đưa ra thị trường bán và trở thành thương hiệu lớn nhanh chóng như thế.
Có 12 dự án đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng |
- Vậy với ý kiến cho rằng nên bỏ cuộc thi này, ông nghĩ sao?
Mục đích của cuộc thi không chỉ nhằm vào việc chọn ra dự án/học sinh đạt giải thưởng.
Sản phẩm của việc nghiên cứu khoa học là bản thân dự án, nhưng quan trọng hơn là sản phẩm con người, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Tham gia nghiên cứu khoa học, các học sinh không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một vấn đề cụ thể mà qua đó phát triển tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, kỹ năng thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm.
Sự hiểu biết các em có được từ việc này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn. Ví dụ qua nghiên cứu, thực hiện các em có hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong lành, hay những giá trị nhân văn khi các em thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, người yếu thế trong xã hội… Đó là cái đích lớn mà chúng tôi muốn hướng tới.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong gần một thập kỷ qua đã thu hút hàng nghìn học sinh tham gia, trong đó có cả các em ở các vùng khó khăn. Điều đó khích lệ, tạo động lực để cả giáo viên và học sinh cùng thay đổi trong đổi mới dạy học.
Những điểm chưa phù hợp nếu có của cuộc thi sẽ được Bộ GD-ĐT nghiêm túc xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông và hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường.
Thanh Hùng
Liên quan đến việc dư luận phản ánh 2 dự án dự thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của Ninh Bình trong 2 năm được cho là có sự trùng lặp, Sở GD-ĐT tỉnh này đã có giải thích.
相关文章:
相关推荐:
0.2428s , 7588.8046875 kb
Copyright © 2025 Powered by Thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh: Bộ GD_kèo nhà cái số 1,PhongThuyBet