Xóm nhỏ ở thôn Hương Bắc (xã Vĩnh Kim,ửvongdomắcnghẹnbánhlọcchacâmđiếckhóckhôngthànhtiếdu doan bong da y huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) những ngày này chìm trong tang thương khi hay tin bé Nguyễn Đức Mạnh (SN 2011, học sinh trường tiểu học Vĩnh Kim số 2) đột ngột qua đời do mắc nghẹn khi ăn bánh lọc. Ngày 2/9, Mạnh được bố đưa qua nhà hàng xóm chơi. Đến khoảng 11h30, em ăn một chiếc bánh lọc thì bị mắc nghẹn, cơ thể tím tái, ngất lịm đi. Dù bố đã nhanh chóng sơ cứu nhưng em không qua khỏi.
Quỳ bên quan tài của đứa cháu xấu số, bà Hồ Thị Hường (63 tuổi) liên tục khóc la, thi thoảng lại ngất lịm đi. Mẹ của Mạnh, chị Hồ Thị Sương thì khóc không thành tiếng. Chỉ có anh Nguyễn Đức Ái, bố Mạnh thất thần, muốn khóc gọi tên con cũng không được. Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy xuống gò má người cha khốn khổ khiến nỗi đau lại càng khắc sâu vào lòng những người đưa tiễn. Anh Ái (SN 1982) vốn bị câm điếc bẩm sinh, không có công việc ổn định, hễ ai kêu gì thì làm đó. Mạnh là con đầu lòng, năm 2014, chị Sương sinh con thứ hai, đặt tên là Nguyễn Đức Quân. Con mới 28 ngày tuổi, chị phát hiện mình mắc bệnh thận cấp độ 4. Vậy là con còn đỏ hỏn, khát hơi sữa mẹ nhưng đã phải xa mẹ. Chị Sương gửi cả Mạnh và Quân cho bà nội Hồ Thị Hường (63 tuổi) chăm sóc rồi đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chữa bệnh.
Từ đó, vì bệnh tật nên ba mẹ con sống cảnh tách biệt nhau. Chị Sương vào nhà ngoại ở huyện Triệu Phong để tiện lui tới bệnh viện chạy thận 3 lần/tuần. Dù cưới nhau đã lâu nhưng anh chị chưa có nhà riêng để ở. Gia đình anh Ái thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp xã hội. Bao nhiêu vốn liếng, tài sản trong nhà đều đem cầm cố lấy tiền chữa trị cho chị Sương. Đến khi hết cái để bán, họ phải đi vay mượn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Mẹ chạy thận sống cách xa, cả hai đứa con đều do một tay bà Hường nuôi nấng. Bà lại mắc bệnh tim lâu năm, dù ốm yếu nhưng vẫn cáng đáng cả con trai lẫn cháu nội vô cùng khổ sở.
“Ba nó thì bệnh tật bẩm sinh, không giúp được gì cho hai đứa. Lúc đầu mẹ nó bị bệnh, trong nhà có cái gì bán được cũng bán để chạy chữa thuốc thang lúc nằm viện. Cứ vài ba ngày là mình phải đóng 5-7 triệu tiền viện phí. Hết thứ để bán rồi đành vay mượn thêm xóm làng. Nợ nần nhiều quá nên hai đứa trẻ phải sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Hàng ngày, tôi phải chạy đi xin sữa quanh xóm”, bà Hường tâm sự. Khi không xin được sữa nữa, bà lại ngược xuôi vay tiền mua sữa nuôi cháu, đến khi thu hoạch khoai, sắn quanh nương được ít tiền thì đem trả, rồi sau đó lại vay tiếp. Gia đình nghèo mãi không thoát được cái vòng luẩn quẩn nợ nần.
"Cu Mạnh sinh non nên hay đau ốm, rất vất vả. Quân thì thiếu hơi ấm của mẹ từ lúc còn đỏ hỏn nên liên tục khóc và đòi mẹ. Từ lúc 28 ngày cho đến khi 6,7 tháng nó vẫn cứ khóc thét dữ dội. Lớn lên, nó nhầm tưởng tôi (bà nội-PV) là mẹ của nó nên nó cứ kêu mẹ, mẹ”, bà Hường xúc động kể lại trong nước mắt. Bà Nguyễn Thị Kiều (SN 1954, hàng xóm) cho hay, ở xã này ai cũng biết cảnh khổ của bà Hường. Để lo cho hai đứa cháu từ cái ăn cái mặc cho đến học hành là điều quá sức với bà. Tin cháu Mạnh mất như sét đánh ngang tai, khiến bà đã già yếu nay càng thêm suy sụp. Anh Nguyễn Đức Việt Anh, Bí thư chi bộ thôn Hương Bắc chia sẻ, gia đình anh Ái thuộc diện hộ nghèo. Hoàn cảnh gia đình quá bi đát khi anh Ái câm điếc bẩm sinh còn chị Sương lại bị thận nặng. Phía địa phương, làng xóm đã giúp đỡ nhưng không được nhiều, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để gia đình anh vượt qua nỗi đau này. Hương Lài
Con trai liệt giường nhiều năm, góa phụ nghèo cầu mong sự giúp đỡAnh Thanh đang là trụ cột gia đình bỗng dưng đổ bệnh, mắc chứng máu đông gây tắc động mạch chủ. Người mẹ nghèo bán trâu bò, vay mượn tiền khắp nơi vẫn không đủ kinh phí để cứu đôi chân của cậu con trai độc nhất. |