Ngừng tim,ừngtimnguykịchvìdùngloạicủhạtcóchấtkịchđộcđểchữabệnhà cái uy tín châu âu tổn thương não nghiêm trọng vì... bột chữa dạ dày TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, mới đây, nữ bệnh nhân 67 tuổi ở Thanh Hóa được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng này sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây để chữa viêm dạ dày. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy bệnh nhân ngộ độc strychnin - một chất có trong hạt mã tiền. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột bệnh nhân sử dụng. Con gái bệnh nhân cho biết, mẹ chị có tiền sử viêm dạ dày. Nghe về một loại bột được một xưởng ở thôn chế biến có thể chữa được đau dạ dày, bà liền xin về uống. "Khoảng 17h, mẹ tôi uống 2 thìa bột hạt. Đến khoảng 17h44, đang ăn cơm thì mẹ bắt đầu xuất hiện co giật, khởi đầu tay trái sau đó co giật toàn thân. Chúng tôi mất khoảng 5 phút đưa mẹ đến viện (bệnh viện cách nhà 500m), nhưng mẹ đã cứng toàn thân, ưỡn cong người, tím tái, ngừng thở, bất tỉnh. Khi tới bệnh viện thì bác sĩ xác định tim đã ngừng đập. Sau khi được cấp cứu khẩn cấp có tuần hoàn trở lại, mẹ tôi vẫn còn xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân, kéo dài khoảng 2-3 phút", con gái bệnh nhân chia sẻ. Được biết, loại bột bệnh nhân uống được quảng cáo là bào chế từ hạt sang - một trong những loại hạt mà theo dân gian, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và đại tràng. "Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu. Kết quả chụp MRI cho thấy não bệnh nhân tổn thương nặng, tiên lượng khó cải thiện, di chứng do ngừng thở, ngừng tim. Ngoài ra bệnh nhân còn bị viêm phổi, tiêu cơ vân cấp", TS Nguyên cho biết. TS Nguyên thông tin, sau khi chia sẻ về ca ngộ độc này với Sở Y tế Thanh Hóa, cơ quan này đã kiểm tra, lấy mẫu bột nghiền, miếng thái từ "hạt sang" của tất cả các xưởng nghiền, chế biến hạt sang tại thôn để kiểm tra, kết quả xét nghiệm tất cả các mẫu này đều thấy có strychnin, cho thấy có hạt mã tiền trong sản phẩm. Theo TS Nguyên, hạt sang trông giống hạt mã tiền nên rất dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể có hiện tượng cố tình dùng hạt mã tiền để thay thế do dễ kiếm và rẻ hơn hạt sang. Điều này rất nguy hiểm, vì người dân mua bột hạt sang để uống, đây là loại hạt ít độc hoặc không độc, nhưng thực tế lại dùng phải hạt mã tiền có độc tố rất nguy hiểm, thậm chí tử vong. Việc đánh tráo này, người bệnh khi đến cơ sở y tế cũng rất dễ chẩn đoán nhầm, điều trị không đúng, dẫn đến nguy cơ tử vong. Bỗng dưng mất kiểm soát, tiểu tiện không tự chủ vì muốn bổ xương khớp ThS.BS Nguyễn Văn Chiến, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nam bệnh nhân to khỏe ở Nam Định được đưa vào viện trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện. Anh gặp tình trạng này sau khi dùng củ ấu tàu (còn có tên gọi là củ ấu tẩu) để tăng cường sức khỏe xương khớp. Nam bệnh nhân cho biết, từ thời còn trẻ, được bạn bè truyền tai, anh thường xuyên ăn và uống nước củ ấu tàu để tăng sức khỏe, sức chịu đòn, tránh đau khi tập võ. Thực tế, người bệnh cũng biết củ ấu tàu có độc tính, nên mỗi lần chỉ sử dụng một lượng nhỏ, luộc kỹ, ăn củ và uống cả nước. Thậm chí, nam bệnh nhân còn có mẹo tự chữa khi có hiện tượng tê bì sau khi ăn củ ấu, đó là chạy vài vòng, hoặc nhờ người tác động lực vào mình để toát mồ hôi sẽ khỏi. Tuy nhiên, sau khi sử dụng lần này, thấy có hiện tượng tê bì, bệnh nhân đã chạy nhiều vòng và nhờ người hỗ trợ tác động vật lý, cũng như chủ động tạo nôn để đẩy phần đã sử dụng ra ngoài, nhưng không thấy đỡ. Bệnh nhân ngoài tê bì còn thấy choáng váng, ngất, không kiểm soát được đại tiểu tiện. Nam bệnh nhân sau đó được xử trí truyền dịch tại tuyến huyện và chuyển thẳng vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân được kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu tìm thấy chất độc aconitin, đây cũng là chất độc có trong củ ấu tàu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị tổn thương cơ tim. "Củ ấu tàu là loài thực vật chứa độc tính aconitin, thuộc nhóm độc bảng A, gây độc trên tim, thần kinh và tiêu hóa, chỉ với một hàm lượng nhỏ có thể gây tử vong. Theo đó, liều 1mg có thể gây ngộ độc nặng, 2-3mg đủ để gây tử vong một người trưởng thành", bác sĩ Chiến thông tin. Aconitin gây ngộ độc rất nhanh, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài phút, vài giờ sau khi uống dịch chiết hoặc ăn củ, rễ, lá cây ấu tàu. Biểu hiện ngộ độc khá đặc trưng là cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân, tay, thậm chí toàn thân, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Biểu hiện nguy hiểm nhất của ngộ độc aconitin là loạn nhịp tim, rung thất và tử vong. Loạn nhịp tim là nguyên nhân chính gây tử vong và nguy cơ tử vong luôn thường trực khi ngộ độc đã xảy ra. "Đã từng có bệnh nhân bị loạn nhịp và tim ngừng đập nhiều lần, phải sốc điện chữa loạn nhịp ngừng tuần hoàn tới hàng chục lần", bác sĩ Chiến thông tin. TS Nguyên khuyến cáo, củ ấu tàu có chứa độc tính là aconitin - được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Củ ấu tàu thường được dùng trong đông y, dùng làm rượu thuốc để xoa bóp, chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi xương khớp. Nhiều trường hợp, người dân đi du lịch, được giới thiệu củ ấu tàu làm đặc sản, thuốc chữa bách bệnh, mang về nhà dùng, thậm chí nấu cháo ăn thì bị ngộ độc. Ngoài ra, có một dạng của ấu tàu đã qua bào chế với mục đích giảm độc gọi là phụ tử chế. Tuy nhiên, Trung tâm Chống độc đã cấp cứu nhiều bệnh nhân ngộ độc củ ấu tàu kể cả ở dạng phụ tử chế. TS Nguyên nhấn mạnh, củ ấu tàu rất độc nên người dân tuyệt đối chỉ dùng củ ấu tàu ở dạng bôi ngoài da, không nên uống hay ăn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc nguy hiểm.