Anh Quốc Tuấn,àđầutưmắckẹtvớiđấtnôngnghiệunion berlin – gladbach một nhà đầu tư sở hữu hàng nghìn m2 đất nông nghiệp ở Bình Chánh và Hóc Môn, cho biết đang gặp khó khăn khi tìm hướng ra cho các lô đất này. Tính toán ban đầu của anh là chờ bảng giá đất mới công bố, nương theo đà tăng của đất nông nghiệp bán chênh kiếm lời. Nhưng kế hoạch thất bại vì đất nông nghiệp chỉ được tích hợp theo bảng giá cũ nhân với hệ số K, tức là không tăng so với trước đây và thấp hơn nhiều lần giá thị trường.
Bốn tháng qua, anh Tuấn rao bán lại với mức giảm cả tỷ đồng nhưng không có người mua. "Tôi mua lô đất ở xã Tam Thới Thôn (Hóc Môn), rộng 2.000 m2 cuối năm 2022 với giá 4,5 triệu đồng mỗi m2, giờ sang tay 3,6 triệu đồng vẫn bị chê đắt", anh nói.
Nhà đầu tư này cho biết đã tính đủ đường, từ việc đi vay tiền để lên thổ cư đến giữ đất cho thuê, nhưng phương án nào cũng gặp khó. Nếu chuyển đổi lên thổ cư, thuế phí cao, ngay cả khi chuyển đổi xong, xin tách thửa không dễ. Luật mới quy định cá nhân kinh doanh bất động sản không được giao dịch quá 10 lần mỗi năm, thành phố lại cấm làm dự án phân lô bán nền, nên cách nào cũng không thông. Còn đầu tư khai thác du lịch, lưu trú, anh không đủ thời gian, tâm sức làm.
Giải pháp tạm thời của anh Tuấn là cho thuê đất đợi vài năm sau tính, nhưng kiếm khách chịu thuê ở "vùng sâu vùng xa" giờ không dễ. Nhìn tiền tỷ bị chôn một chỗ, gia đình anh xót xa nhưng không biết làm sao.
Tương tự, ông Nguyễn Tiến Dũng, một nhà đầu tư đất nông nghiệp ngụ tại quận 12, cho biết suốt 5 tháng qua tích cực rao bán lô đất 2.200 m2 (đã có 200 m2 thổ cư) tại phường Thạnh Lộc với giá 11 tỷ đồng mà không có khách mua. Lô đất này được ông mua năm 2021, giá 12,6 tỷ đồng.
"Nhiều người khuyên tôi đi vay để chuyển thổ cư, bán được giá hơn nhưng chi phí chuyển đổi quá lớn, lên hàng chục tỷ đồng không thể kham nỗi", ông Dũng nói.
评论专区