Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217 và Quyết định số 218 ngày 22-12-2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát,ựchiệnQuyếtđịnhsốkq chelsea phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Tham dự có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Theo đánh giá của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 5 năm qua, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện theo Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được những kết quả quan trọng.
Hội nghị phản biện “chủ trương quy hoạch khai thác xuống độ sâu 150m và kéo dài thời gian khai thác đá tại cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp” do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức
Chuyển biến tích cực
Trình bày báo cáo sơ kết 5 năm triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của hệ thống MTTQ Việt Nam, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, sau 5 năm, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/ TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện rõ nét hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, được Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành và nhân dân đánh giá cao.
Thực hiện Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế, điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã làm tốt vai trò chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên khác.
Từ năm 2018, Ủy ban MTTQ các cấp đã hiệp thương thống nhất xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, làm rõ hơn vai trò chủ trì của MTTQ Việt Nam và của từng tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn giám sát. Thông qua đó cũng phát huy vai trò của các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực để thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
Ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh, các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam từng bước đi vào nề nếp. MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực bám sát chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền của địa phương, những vấn đề xã hội, nhân dân quan tâm, bức xúc để giám sát, phản biện xã hội hàng năm. Việc góp ý thường xuyên, định kỳ, đột xuất được quan tâm hơn; gắn giám sát, phản biện xã hội với nhiệm vụ lắng nghe ý kiến nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Việc xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, thông báo xây dựng chính quyền của MTTQ các cấp trình tại các kỳ họp của HĐND có nhiều đổi mới, được các cấp và nhân dân quan tâm, đánh giá cao.
Phát huy dân chủ
Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhiều văn bản kiến nghị sau giám sát, sau phản biện xã hội ở một số địa phương có chất lượng tốt được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi, nhất là các kiến nghị sau giám sát, đem lại hiệu quả thiết thực. Qua các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam giúp cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định tình hình nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển của các địa phương và cả nước...
Đến nay, đã có 47/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân; 47/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Đây là cơ chế tương tác rất hữu ích để MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố thực hiện tốt và đến cùng trách nhiệm của mình. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở cơ sở đã chủ trì phối hợp giám sát được 492.784 cuộc trong đó cấp tỉnh là 4.093 cuộc; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện là 22.679 cuộc; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, chủ trì giám sát được 466.012 cuộc. Tính đến nay, 100% cấp tỉnh trong cả nước đã triển khai hoạt động phản biện xã hội; ở một số địa phương cấp huyện, cấp xã chưa tiến hành triển khai hoạt động phản biện xã hội. Sau 5 năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương tổ chức 82. 865 cuộc phản biện xã hội, trong đó: Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, chủ trì phản biện xã hội được 4.048 cuộc; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, chủ trì phản biện xã hội được 15.064 cuộc; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, chủ trì phản biện xã hội được 63.753 cuộc.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trương Thị Mai đề nghị, để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự chuyển biến sâu sắc hơn, đầy đủ hơn trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, xem đây là phương thức quan trọng để Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị lắng nghe, tiếp nhận, giải quyết ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở đó, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Bên cạnh đó, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chủ động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân, cũng như tăng cường phối hợp trong hệ thống chính trị để nâng cao sức mạnh của hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện từ khâu nghiên cứu, lựa chọn, quyết định nội dung giám sát, phản biện, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, né tránh những vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân.
Trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương đã thực hiện phản biện một số nội dung, lĩnh vực quan trọng; trong đó điển hình là tổ chức phản biện “chủ trương quy hoạch khai thác xuống độ sâu 150m và kéo dài thời gian khai thác đá tại cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp”. Cùng với MTTQ tỉnh, MTTQ các huyện, thị, thành phố cũng đã mạnh dạn, chủ động lựa chọn đề xuất các nội dung, lĩnh vực để tổ chức phản biện xã hội. MTTQ các địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức phản biện được 5 cuộc gồm: Phản biện dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị Thuận An giai đoạn 2016-2020; phản biện dự án mở rộng Nghĩa trang nhân dân TX.Dĩ An giai đoạn 2; phản biện dự thảo Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một giai đoạn 2017-2020; phản biện Chủ trương xây dựng phòng học trường Tiểu học Duy Tân (TX.Bến Cát); phản biện Phương án thu hồi đất trường Thiếu niên 3 Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng)...