Cù Khánh Linh,ữsinhĐạihọcViệtNhậthailầnđihọctraođổiởNhậtBảkèo nhà kai sinh viên Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa trở về từ Nhật Bản, sau khi hoàn thành một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai (Osaka). “Chuyến đi này đã cho em rất nhiều trải nghiệm thú vị”, nữ sinh năm 3 nói.
Tại đây, Linh được tham gia vào dự án khởi nghiệp ở khu vực Kansai, đi thực tế tại các doanh nghiệp. Ngoài việc học, giống như “một miếng bọt biển”, nữ sinh cũng tích cực tiếp thu văn hóa, nắm bắt cơ hội và trải nghiệm cùng các sinh viên quốc tế khác. Những điều này một lần nữa thôi thúc cô sinh viên Việt Nam tiếp tục tìm kiếm cơ hội để quay trở lại Nhật Bản.
Thực tế, ước mơ học tập ở đất nước này được Linh ấp ủ từ những năm cấp 2. Thời điểm ấy, khi theo học tại Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội), Linh lựa chọn học tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ hai, bên cạnh tiếng Anh. Thời gian đầu học ngôn ngữ mới, nữ sinh cũng phải chật vật để nhớ hết bảng chữ cái. Nhưng cũng nhờ có năng khiếu học ngoại ngữ, Linh tiếp thu rất nhanh, thậm chí trở thành một trong hai học sinh được nhà trường cử đi tham gia trại hè Nhật Bản.
Quá trình được tiếp xúc ngôn ngữ, giao lưu văn hóa cùng bạn bè và các chuyên gia quốc tế càng thôi thúc Linh muốn gắn bó với tiếng Nhật một cách bài bản, chuyên sâu. Vì thế cấp 3, nữ sinh quyết định thi vào lớp chuyên tiếng Nhật của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, sau đó tiếp tục nộp hồ sơ vào Trường ĐH Việt Nhật vào năm 2021.
Trở thành sinh viên Trường ĐH Việt Nhật, trong 3 kỳ liên tiếp, Linh đều giành học bổng với GPA 3.6/4. Nhờ thành tích này, vào năm thứ 2 đại học, Linh trở thành sinh viên tiêu biểu được nhà trường lựa chọn để tiếp đón và giao lưu cùng cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và ông Yamaguchi Natsuo, lãnh đạo Đảng Công Minh trong chuyến thăm tới Việt Nam.
“Chỉ trong khoảng 10 phút ngắn ngủi, em có cơ hội giao tiếp, đối thoại với các vị lãnh đạo của Nhật Bản. Điều này khiến em rất vui, tự hào và cũng là một dấu ấn đáng nhớ thời sinh viên”, Linh nói.
Năm thứ ba, nữ sinh quyết định phải “bước ra khỏi giới hạn để biết bản thân có thể làm được những điều gì”. Lúc này, Linh bắt đầu tìm kiếm các chương trình giao lưu ngắn hạn và trao đổi sinh viên. Các chương trình ngắn hạn thường diễn ra trong khoảng vài ngày, trong khi học bổng trao đổi sinh viên thường kéo dài một kỳ hoặc lâu hơn. Ngoài điểm GPA, sinh viên cũng cần viết bài luận và đạt một số tiêu chí khác.
Tháng 7/2022, Linh nhận được học bổng toàn phần của chương trình trao đổi học thuật do Cơ quan phát triển Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tổ chức, kéo dài trong 10 ngày. Tại đây, Linh được tham gia vào các buổi diễn thuyết cùng một chuỗi khóa học liên quan.
“Trong khoảng thời gian ấy, em còn được tham quan, trải nghiệm các công nghệ mới nhất mang tính cách mạng của Nhật Bản. Ngoài ra, em cũng rất ấn tượng với tác phong làm việc kỷ luật, luôn đúng giờ, tỉ mỉ và chăm chỉ của người Nhật”, Linh nói.
Sau chuyến đi này, Linh tiếp tục nộp hồ sơ học trao đổi một kỳ tại Đại học Kansai. Đây là ngôi trường hiếm hoi trao học bổng cho những sinh viên đi học trao đổi nên rất cạnh tranh. Trường đưa ra yêu cầu bắt buộc sinh viên phải đạt tối thiểu chứng chỉ N2 tiếng Nhật, có thành tích học tập tốt cùng một bài luận và một bản kế hoạch nghiên cứu.
Với bài luận, Linh viết về động lực và những lý do em chọn trường, vì sao em sẽ là người phù hợp. Đối với bài nghiên cứu, Linh chọn chủ đề xoay quanh động lực học tiếng Nhật và làm thể nào để cải thiện, duy trì động lực ấy.
“Có thể bài luận và các hoạt động, kinh nghiệm của em chưa phải xuất sắc nhất, nhưng phù hợp với tiêu chí lựa chọn nên ngôi trường này đã cấp học bổng cho em”, Linh nói.
Sau 1 kỳ học tập tại Nhật và trở về Việt Nam, Linh quyết định tiếp tục thử sức với việc xin học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, một trong những trường đại học tinh hoa của Nhật Bản, trong vòng 2 năm. Lần này trong bài luận, Linh kể về câu chuyện của chính mình, từ một cô bé lần đầu sang Nhật Bản, từng “sốc” vì môi trường mới quá xa lạ và những người bạn xung quanh “biết rất nhiều thứ”, “có những góc nhìn, tư duy phản biện sắc bén”. Nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, em đã học cách dần thích nghi, sẵn sàng mở mang để tiếp thu những góc nhìn mới.
Sự chân thành trong việc chia sẻ các trải nghiệm và định hướng của bản thân đã giúp Linh nhận được cái gật đầu từ Đại học Waseda, ngôi trường có tỷ lệ chấp nhận sinh viên đầu vào thấp nhất Nhật Bản.
Tháng 8 này, Khánh Linh sẽ tiếp tục lên đường tới đất nước Nhật Bản. Lần quay trở lại này với Linh “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều vì em đã có thêm động lực và niềm tin vào bản thân để tiếp tục cố gắng.
“Em quyết tâm sẽ giành được học bổng trong vòng 2 năm tới, tốt nghiệp với tấm bằng của Đại học Waseda, sau đó có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản hoặc một quốc gia nào đó để làm phong phú thêm trải nghiệm trước khi quay trở về Việt Nam”, Linh chia sẻ.
‘Nhiều học sinh xuất sắc nhưng không đỗ vào đại học hàng đầu’Hàng năm, nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhưng không chinh phục được các đại học hàng đầu. Trong khi đó, có những em điểm số chưa cao vẫn giành những suất học bổng và hỗ trợ tài chính tốt.