您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Đề xuất thay đổi tư duy ra đề Ngữ văn theo kiểu “trả bài”_keonhacai5. 正文
时间:2025-01-22 18:45:55 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá
Tin thể thao 24H Đề xuất thay đổi tư duy ra đề Ngữ văn theo kiểu “trả bài”_keonhacai5.
Lâu nay,ĐềxuấtthayđổitưduyrađềNgữvăntheokiểutrảbàkeonhacai5. giáo dục phổ thông có một khái niệm mà bản thân sự tồn tại của nó đã cho thấy vấn đề trong hoạt động dạy và học của thầy trò, đó là khái niệm “trả bài”!
Cụ thể trong môn Ngữ văn, chương trình mỗi cấp học có một số tác phẩm văn học cố định cần dạy và học. Trong năm học, giáo viên sẽ giảng lần lượt các tác phẩm ấy theo phân phối chương trình và nhiệm vụ của học sinh là đọc trước đoạn trích trong sách giáo khoa, trả lời trước các câu hỏi trong phần Hướng dẫn chuẩn bị bài. Rất nhiều em lên mạng tìm văn mẫu, "copy- paste", hoàn thành bài soạn khi thậm chí chưa đọc tác phẩm.
Khi lên lớp, thầy giảng, trò ghi, giờ kiểm tra bài cũ, thầy sẽ hỏi những điều thầy đã giảng, trò đã ghi, đã học thuộc, trả lời càng đúng và đủ thì điểm càng cao – bản chất của bài kiểm tra, dù hình thức viết hay vấn đáp đều là học trò “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” – đó chính là nguyên nhân của nạn học tủ, học vẹt.
Sự “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” cũng diễn ra trong các đề thi giữa kỳ, cuối kỳ, thi cấp quốc gia… Lâu nay, trước mỗi kỳ thi quốc gia, thầy trò cả nước lại chờ đợi đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT để nhất tề ôn luyện theo một cấu trúc, kiểu dạng khuôn mẫu của đề minh họa. Cho nên, mỗi tác phẩm văn học được lật ngược xuôi, xoay phải trái cho khớp với mẫu đề. Thầy nói tới nhàm, còn trò nghe tới chán, tới mức đọc một bài thơ, nói về một nhân vật, nhiều em chỉ thấy hiện lên mô hình đề với các khuôn mẫu, những sơ đồ tư duy đã thuộc lòng, không còn thấy hồn vía nhân vật hay lắng nghe được cái xao xác từ một câu thơ.
Mỗi tác phẩm sau một năm ôn luyện của các thầy cô không còn là cái đẹp run rẩy, sống động với thầy và trò mà nhiều khi giống như những tiêu bản đã bị giải phẫu nhàu nhĩ trong phòng thí nghiệm.
Ảnh minh họa. |
Tình trạng ôn luyện theo mẫu cũng không ngoại lệ với bài đọc hiểu và nghị luận xã hội.
Ví dụ câu hỏi nhận biết trong phần đọc hiểu thường sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, Làm văn với một vài dạng trở đi trở lại như phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể thơ…, hoặc nhận biết một chi tiết nội dung nào đó trong đoạn trích.
Ví dụ câu 2, phần đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020: “Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?”, và để trả lời câu hỏi này, thí sinh chỉ cần tìm đúng câu văn đáp ứng đúng yêu cầu câu hỏi đã có sẵn trong ngữ liệu đọc hiểu, chép lại, là xong - một kiểu câu hỏi chỉ phù hợp với học trò cấp tiểu học.
Thi Tốt nghiệp môn Văn: Chép lại đề là ăn điểm
Câu nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn khoảng 600 từ, bàn luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng xã hội, tới năm 2017, thay bằng yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, bàn luận về một khía cạnh nhỏ của vấn đề, hiện tượng. Và từ đó, bài viết của thí sinh, khi thì sai yêu cầu về nội dung do tâm lý “thừa hơn thiếu” (nhiều khi do lời khuyên và quan niệm của chính giáo viên), biến đoạn văn thành bài văn thu nhỏ với sự triển khai đầy đủ các khía cạnh vấn đề; khi thì bức bối, nhàm chán trong ranh giới một bình diện nội dung quá chật chội. Sự hiểu sai nội dung một đoạn văn, biến đoạn văn thành bài văn thu nhỏ có thể tìm dẫn chứng ngay trong rất nhiều bài mẫu, thậm chí các “Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp THPT” mỗi năm ngập tràn các báo.
Có thể khẳng định, chính cách dạy, cách thi, cách ra đề và chấm thi cùng "nền công nghiệp luyện thi" kinh hoàng như hiện nay đã hủy hoại thê thảm chất văn chương của văn chương, biến học trò thành những cái máy được lập trình theo 3 công đoạn: ghi chép – học thuộc – trả bài!
Học như thế, thi như thế, học trò không chán văn mới là sự kỳ lạ!
Tôi cứ mơ ước một ngày nào đó, học sinh phổ thông sẽ được học các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và thế giới trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa; được giới thiệu danh mục tác phẩm của các tác giả, các thời đại tương ứng với từng cấp học, lớp học trong cuốn phụ lục Ngữ văn để tự tìm đọc theo yêu cầu, nhu cầu và năng lực.
Tôi hay nghĩ đến mô hình tích hợp từ ngàn năm nay của các cụ đồ nho – chỉ một văn bản, thầy dạy trò học đọc, viết, học văn, sử, địa, học đạo đức, triết lí… Và thực tế bao năm nay, với mỗi tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa, tôi cũng đã “âm thầm” tích hợp dạy học trò đọc hiểu, dạy các kiến thức về Tiếng Việt và làm văn, luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ…
Ví dụ tôi dạy các phương thức trần thuật, ngôi trần thuật trong các trích đoạn văn xuôi tự sự như Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền ngoài xa…; dạy văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… qua nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội…; dạy kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình khi dạy các tác phẩm thơ trong chương trình…
Theo đó, thầy cô sẽ coi các trích đoạn tác phẩm được tuyển chọn trong sách giáo khoa là ngữ liệu để dạy học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng phân tích, cảm thụ, hướng dẫn các em sử dụng những kỹ năng đã được cung cấp, tự khám phá những giá trị đẹp đẽ về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tự bước vào thế giới cao cả, đẹp đẽ của những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, những kỹ năng và phẩm chất qua đó được tạo lập, bồi dưỡng, phát triển.
Khi các tác phẩm được học trong chương trình sách giáo khoa lại tuyệt đối không xuất hiện trong đề thi, chúng ta sẽ xóa bỏ được tận gốc vấn nạn văn mẫu; giúp học sinh không bị áp lực thi cử, không còn là cái máy chép và học thuộc lòng, các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi đến với một tác phẩm văn chương chỉ thuần túy vì cái hay cái đẹp của văn chương; các em sẽ hào hứng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ về mỗi tác phẩm như cách các em "reviews" một bộ phim, cuốn sách…
Đề thi cũng nên thay đổi cơ bản về cấu trúc. Tôi đã từng thử nghiệm với một đối tượng hẹp kiểu đề chỉ có hai câu: Đọc hiểu và Nghị luận xã hội.
- Với bài Đọc hiểu, tôi chủ yếu sử dụng các văn bản nghệ thuật, những bài thơ trữ tình, những tác phẩm văn xuôi … ngoài sách giáo khoa làm ngữ liệu đọc hiểu. Vì đó chính là những văn bản các em sẽ gặp nhiều nhất trong cuộc sống sau này, chứ không phải các văn bản chính luận như lâu nay vốn được các thầy cô ưu tiên lựa chọn. Để trả lời các câu hỏi đọc hiểu, học sinh cần vận dụng tất cả những kỹ năng đã được cung cấp, được luyện và đã sử dụng thành thạo trong cả năm học khi tiếp cận với các tác phẩm văn học của chương trình sách giáo khoa. Trong số các câu hỏi đọc hiểu, có thể dành một câu viết đoạn văn để học sinh thể hiện kỹ năng cảm thụ văn chương và nhất là kỹ năng diễn đạt với đối tượng là một chi tiết tự sự hay một câu thơ nào đó.
- Bài luận về các vấn đề hoặc các hiện tượng xã hội phải là bài văn hoàn chỉnh chứ không phải đoạn văn cắt khúc như hiện nay. Chỉ trong bài văn hoàn chỉnh như thế, học sinh mới có cơ hội thể hiện rõ nhất nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh, quan niệm sống cùng những trải nghiệm và khả năng tư duy chặt chẽ, lập luận sâu sắc sáng tạo… của mình.
Với chương trình sách giáo khoa, sách phụ lục, với cách dạy, cách học và cách kiểm tra đánh giá như vậy, sẽ không còn khái niệm “trả bài”, mỗi bài thi sẽ là sự kiểm tra đánh giá những kỹ năng các em tự thu nhận được sau những hướng dẫn của thầy cô, khả năng sử dụng các kỹ năng ấy để khám phá kiến thức, cũng thấy được những phẩm chất các em tự bồi đắp cho mình, dần dần sau từng tác phẩm văn chương.
TS. Trịnh Thu Tuyết
Nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội (Bài viết thể hiện ý kiến của tác giả).
Với giáo dục Trung học, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.
Nhận định, soi kèo Kheybar vs Havadar, 19h30 ngày 20/1: Khách thắng thế2025-01-22 18:45
Mỹ rút hệ thống tên lửa tầm trung khỏi Philippines2025-01-22 17:31
Thủ phạm chính khiến MU bị loại khỏi Cúp C1, cái giá quá đắt2025-01-22 17:28
Nhận định bóng đá Dortmund vs PSG, vòng bảng Cúp C12025-01-22 17:26
Kết quả U23 Hàn Quốc 32025-01-22 17:21
Giải hạng Nhì Quốc gia 2023: Đắk Lắk toàn thắng ở lượt đi2025-01-22 17:19
Tin chuyển nhượng 31/7: Trippier chờ MU, Abramovich gọi Lukaku2025-01-22 16:36
Bê bối mại dâm sau ánh hào quang người nổi tiếng xứ Hàn2025-01-22 16:29
Nhận định, soi kèo Moreirense vs Farense, 22h30 ngày 19/01: Chia điểm2025-01-22 16:13
Valencia vs Barca, tất cả quay lưng với Xavi2025-01-22 16:13
Việt Nam – Australia thúc đẩy hợp tác đào tạo công nghệ số2025-01-22 17:46
Điểm chuẩn Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM 20222025-01-22 17:21
MU, CĐV PSG giăng biểu ngữ phản đối Paul Pogba2025-01-22 17:08
Chấn động tài liệu mật về cái chết của Hitler2025-01-22 17:08
Tin chuyển nhượng 212025-01-22 17:06
BLV Quang Tùng: Tuyển Việt Nam không có gì nổi bật2025-01-22 16:59
Ukraine bắn phá kho đạn Nga tại Voronezh, Kremlin nói về UAV Mỹ bị hạ ở Biển Đen2025-01-22 16:30
Giải hạng Nhì quốc gia 2023: Đồng Tháp lần đầu lên đỉnh bảng2025-01-22 16:28
5 “bóng hồng” quyền lực của làng công nghệ thế giới2025-01-22 16:23
Khoảnh khắc Thanh Nhã xé gió sút tung lưới tuyển Đức2025-01-22 16:09