Chiều 19/6,ậtĐấtđaicóhiệulựcsớmsẽthúcđẩythịtrườngbấtđộngsảnpháttriểbxh giải hạng nhất Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị hai khoản thuộc Điều 200 và Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm từ 1/8 để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ khi nhận tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.
Với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động vướng mắc có thể phát sinh, gồm doanh nghiệp đang làm dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo Bộ trưởng TN&MT, việc này cũng nhằm đưa ra phương án phù hợp để thể chế hóa trong luật, đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản, cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường này.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm).
Việc này cũng tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội; tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
Theo Bộ trưởng TN&MT, sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư để thực hiện đến ngày 1/1/2025 (thời điểm luật có hiệu lực được Quốc hội thông qua).
Hiện nay, các địa phương đang chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư theo quy định pháp luật liên quan trước khi Luật Đất đai 2024 được thi hành, trong đó nhiều trường hợp thực hiện các thủ tục phải kéo dài tới trước thời điểm 1/1/2025.
Do đó, việc đẩy sớm hiệu lực của Luật Đất đai 2024 lên trước 5 tháng có thể dẫn tới vướng mắc cho một số dự án đang thực hiện dở dang thủ tục chọn nhà đầu tư, tức là việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng.
Từ đó có thể dẫn đến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư và không loại trừ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục.
Từ những phân tích này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Chính phủ đề nghị giữ nguyên hiệu lực của khoản 10 Điều 255 là từ ngày 1/1/2025, để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian, của cải của xã hội.
Tương tự, khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 quy định xử lý chuyển tiếp với phương án sử dụng đất, xử lý, sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định 132/2020.
Ông Khánh cho biết, qua rà soát, nếu áp dụng ngay quy định này từ 1/8 có thể rút ngắn thời gian để hoàn thiện thủ tục trình phương án sử dụng, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, Công an.
Vì thế, Chính phủ đề nghị quy định này áp dụng từ 1/1/2025 để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, sắp xếp lại với nhà, đất khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch.
Bộ trưởng TN&MT khẳng định, các văn bản quy định chi tiết đã được xây dựng theo đúng trình tự, được rà soát nhiều lần, nhiều vòng để hoàn thiện, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi khi dự thảo Luật sửa đổi một số điều của các luật được thông qua.
Ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Ủy ban ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống.
Theo ông Thanh, một số quy định tại các luật có thể thực hiện được ngay, tuy nhiên, còn nhiều nội dung cần văn bản hướng dẫn chi tiết.
Vì vậy, Chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả triển khai các luật này khi có hiệu lực thi hành.
Theo cơ quan thẩm tra, đến ngày 18/6, mới chỉ có 1/16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai được ban hành; 7 văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở và 4 văn bản quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản đều chưa được ban hành.
Luật Đất đai cũng liên quan đến việc sửa đổi một số điều, khoản của các luật khác. Theo đó, có 2 nội dung cần hướng dẫn nhưng cũng chưa được ban hành. Từ đó, ông Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ những nội dung trên.
Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, việc sửa đổi hiệu lực của các luật sớm hơn 5 tháng sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng của các văn bản cần được ban hành, nhất là văn bản do các địa phương ban hành.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai thi hành luật tại các địa phương.
Chưa kể, một số địa phương quan ngại về việc chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực sớm; một số địa phương đề nghị giữ nguyên hiệu lực của luật…
Từ phân tích trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả, tiến độ soạn thảo và ban hành trên thực tế các văn bản của địa phương…
Đồng thời, Chính phủ cần dự báo khó khăn, vướng mắc và khả năng khiếu kiện của nhà đầu tư, người dân trong trường hợp chậm ban hành hoặc chất lượng chưa bảo đảm đối với các văn bản để có giải pháp phù hợp.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó, trong đó có việc chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh hiệu lực của các luật.