Cuộc sống của chàng trai mắc chứng ‘người sói’_sin88 sin88.net
Khi còn nhỏ,ộcsốngcủachàngtraimắcchứngngườisósin88 sin88.net Patidar bị mọi người ném đá và gọi là quái vật vì mắc bệnh hiếm gặp. |
Lalit Patidar (17 tuổi, sống ở làng Nandleta, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ) mắc hội chứng rậm lông hay bệnh “người sói”, tình trạng khiến lông mọc dày trên cơ thể và chỉ có 100 trường hợp được ghi nhận kể từ thời Trung cổ, theo The New York Post.
“Khi còn nhỏ, tôi bị mọi người ném đá. Trẻ con sợ tôi sẽ quay lại cắn chúng như một con thú”, chàng trai kể.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ), hội chứng “người sói” có 2 loại: rậm lông toàn thân (xảy ra trên toàn bộ cơ thể) và cục bộ (giới hạn ở một vùng nhất định). Căn bệnh hiếm gặp này có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển ở tuổi trưởng thành.
Patidar không nhận thấy điều gì bất thường cho đến tuổi thiếu niên.
“Cha mẹ nói rằng bác sĩ đã cạo lông cho tôi khi tôi mới chào đời. Nhưng tôi không nhận thấy bất cứ điều gì khác biệt về mình cho đến năm 6-7 tuổi. Đó là lần đầu tiên tôi để ý lông mọc khắp cơ thể mình mà không hề giống mọi người xung quanh”, nam sinh nói.
Các bác sĩ sau đó chẩn đoán Patidar mắc chứng rậm lông. Điều này gây ngạc nhiên vì không thành viên nào khác trong gia đình cậu mắc bệnh này.
Ban đầu, Patidar không mấy bận tâm vì còn nhỏ, nhưng bố mẹ cậu lo lắng rất nhiều cho con trai.
“Trẻ con cùng làng thường sợ hãi khi nhìn thấy tôi. Tôi còn quá nhỏ để hiểu lý do”.
Patidar nuôi ước mơ trở thành YouTuber nổi tiếng. |
Càng lớn, Patidar ngày càng ý thức được mình không giống những đứa trẻ khác. Cậu nhanh chóng trở thành mục tiêu bị bắt nạt do ngoại hình khác thường.
“Các bạn học thường trêu chọc và hét vào mặt tôi là ‘con khỉ’. Mọi người cũng gọi tôi là ma và nghĩ tôi là sinh vật thần thoại nào đó. Tôi rất buồn khi nhiều bậc phụ huynh đưa con cái họ tránh xa tôi”.
Những kẻ bắt nạt thậm chí ném đá vào Patidar và coi cậu như quái vật trong phim kinh dị.
Cho đến nay, bệnh “người sói” là vô phương cứu chữa. Những người mắc hội chứng này chỉ có thể cố gắng cắt tỉa, cạo, tẩy lông, dùng laser và các phương pháp triệt lông khác.
Patidar đã học cách chấp nhận vẻ ngoài khác biệt của mình và không để nó ngăn cản cậu có cuộc sống hạnh phúc.
“Tôi khác với mọi người ở một điểm: tôi là duy nhất. Dần dần mọi người trong gia đình bắt đầu cảm thấy bình thường về điều đó và bạn bè cũng động viên tôi rất nhiều”, cậu nói.
Patidar bắt đầu viết blog và tạo video với mục tiêu trở thành YouTuber nổi tiếng. Cậu cho rằng ngoại hình không nên ngăn cản ai đó theo đuổi ước mơ của họ.
Đây không phải trường hợp đầu tiên về chứng rậm lông được biết tới. Căn bệnh từng ảnh hưởng đến một số “quái vật” trong rạp xiếc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong đó, nổi tiếng nhất là Julia Pastrana, nghệ sĩ biểu diễn người Mexico, được biết đến với biệt danh “quý bà gấu” trong rạp xiếc do khuôn mặt đầy lông.
Cách đây vài năm, một số trẻ em ở Tây Ban Nha mọc lông khắp người sau khi vô tình bị cho uống thuốc rụng tóc vì chứng khó tiêu.
Theo Zing