Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thủy: Tận tâm chăm sóc bệnh nhân sơ sinh_ket qua bong da truc tuyen kqbd
时间:2025-01-23 09:56:27 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Nhìn những đứa trẻ nhỏ mới sinh ra đỏ hỏn,́csĩNguyễnThịHồngThủyTậntâmchămsócbệnhnhânsơket qua bong da truc tuyen kqbd non nớt nhưng vì mắc một bệnh lý nào đó nên phải nằm điều trị tại Khoa Sơ sinh (KSS) Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều thấy thương yêu và muốn bù đắp cho các bé nhiều hơn. Cũng bởi lý do đó, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Hồng Thủy, Trưởng KSS mới có thêm động lực để bám trụ lâu dài ở đây chỉ với mong muốn góp phần chăm sóc, điều trị cho các cháu sớm ổn định sức khỏe để xuất viện về với vòng tay yêu thương của cha mẹ và những người thân trong gia đình...
Nói năng nhỏ nhẹ, cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi có dịp tiếp xúc với BS Thủy. Có lẽ, chính môi trường làm việc xung quanh là trẻ sơ sinh nên những cử chỉ đó luôn được BS Thủy nhắc nhở mình cũng như các đồng nghiệp khác trong khoa phải áp dụng thực hiện trong công việc hàng ngày.
Xuất phát là một BS đa khoa, khi về BVĐK tỉnh công tác vào năm 1994, BS Thủy nhận nhiệm vụ tại Khoa Cấp cứu. Một thời gian sau, chị được điều động về KSS (lúc đó chỉ là Buồng dưỡng nhi) do khoa thiếu BS phụ trách. BS Thủy chia sẻ: “Khi học ở trường, mình ít có dịp thực hành về KSS, nên khi nhận nhiệm vụ tại khoa bắt buộc mình phải vừa làm vừa học.
Cũng may, lúc đó BS Huỳnh Văn Nhị (nay là Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh) đang làm lãnh đạo bệnh viện nhưng vẫn tham gia trực, BS Nhị đã luôn động viên và chỉ dẫn mình những bước đầu nên cũng yên tâm phần nào. Sau đó, mình được lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện cho đi học thêm kinh nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.Hồ Chí Minh 2 đợt, mỗi đợt học 3 tháng.
Càng học, mình càng thấy gắn bó với KSS nhiều hơn. Bởi nơi đó, có những đứa trẻ mới sinh ra chưa biết nói, người lớn “cho” cái gì thì các cháu nhận cái đó nên mình thấy thương các cháu nhiều lắm...”. Năm 2003, BS Thủy tiếp tục học lên chuyên khoa I, học xong tiếp tục về phục vụ tại KSS cho đến bây giờ.
Nhìn những đứa trẻ sơ sinh non nớt, yếu đuối, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thủy luôn dành cho các cháu tình yêu thương thực sự
Gần 20 năm gắn bó với KSS, so với khi chị mới về, bây giờ KSS đã phát triển hơn gấp nhiều lần. BS Thủy cho biết, lúc đầu KSS chỉ là một buồng dưỡng nhi, với khoảng 10 giường bệnh.
Từ năm 2013, với sự hỗ trợ của Ban Giám đốc bệnh viện, KSS được đầu tư phát triển lên 100 giường (thực tế lúc nào cũng kê từ 130 - 160 giường). Số giường bệnh tăng lên đồng nghĩa với công việc phải gánh vác cũng nhiều hơn và áp lực vì thế ngày càng lớn hơn.
Làm việc trong điều kiện thiếu nhân lực, thế nhưng, bằng tình yêu nghề nghiệp bằng tình cảm yêu thương trẻ nhỏ, BS Thủy đã cùng những đồng nghiệp trong khoa của mình khắc phục khó khăn, choàng gánh, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc được giao.
Với nhiệm vụ của một BS trưởng khoa, nên dù hết giờ làm việc nhưng công việc chưa xong thì chị vẫn chưa về. Có khi vừa về đến nhà đang vo gạo nấu cơm thì điện thoại ở khoa gọi, chị phải nhờ chồng nấu giúp rồi lật đật chạy liền vào khoa.
Cũng có khi, giữa đêm khuya có điện thoại báo, nếu công việc đó không thể xử lý qua điện thoại thì chị cũng phải chạy ngay vào khoa để giải quyết.
Chị bảo, cũng may chị có một người chồng yêu thương, biết cảm thông, chia sẻ công việc gia đình nên chị mới có thời gian dành cho công việc. “Làm việc ở khoa này áp lực nhiều lắm. Ngoài áp lực về công việc do thiếu nhân lực, còn có áp lực từ phía người nhà bệnh nhân. Con mình mới sinh ra ai cũng muốn kề cận, chăm sóc, chở che cho con. Tuy nhiên, do các em bị bệnh lý nên phải nằm ở đây điều trị trong phòng kín, mỗi ngày họ chỉ gặp được con họ một lần, lại còn phải đứng nhìn từ xa nên tâm lý của họ rất hay xúc động. Vì thế, BS phải giải thích rõ cho người nhà về tình trạng sức khỏe của mỗi cháu, về những điều cần can thiệp y tế... Có người hiểu thì nói năng nhẹ nhàng, nhưng cũng có người không hiểu nên hay la lối, bức xúc đối với những điều BS làm cho em bé...”, BS Thủy tâm sự.
Nhắc đến những đứa trẻ đang điều trị tại khoa, đã nhiều lần mắt chị ngấn lệ. Chị nói, ai nhìn thấy những đứa trẻ phải nằm điều trị ở đây đều thấy xót xa, thương cảm. Nhìn những đứa trẻ có những biểu hiện không bình thường, chị thường đến bên cạnh thỏ thẻ: “Con có đau gì thì nói má nghe coi”, nhưng các em còn quá nhỏ, chưa nói được nên mọi người lại phải ngồi lại hội chẩn.
“Vậy mà ngày nào không đi làm là thấy nhớ các bé lắm”, chị nói. Có lẽ, đó là sợi dây gắn kết giúp BS Thủy ngày càng gắn bó với KSS nhiều hơn.
Chia sẻ về công việc của mình, BS Thủy cho rằng, khoa nào cũng có khó khăn riêng, nên mình phải biết cái khó đó để cố gắng vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ.
Riêng với những người làm việc tại KSS, điều đầu tiên cần có là phải biết yêu thương em bé. May mắn của Khoa là luôn được Ban Giám đốc bệnh viện quan tâm, các em trong khoa biết đoàn kết, làm việc chăm chỉ, động viên nhau vượt qua khó khăn và luôn coi khoa là “mái nhà thứ hai” của mình, bởi hầu như thời gian ở khoa nhiều hơn ở nhà.
Ở KSS, BS Thủy không chỉ là trưởng khoa, mà còn là “chị cả” bởi chị là người lớn tuổi nhất. Từ tinh thần làm việc, thái độ ứng xử với mọi người của chị đều có ảnh hưởng đến các chị em khác. Thế nên, BS Thủy luôn là tấm gương để các chị em trong khoa học tập, noi theo.
Chia sẻ với những đồng nghiệp đi sau, BS Thủy nói: “Làm công việc nào cũng vậy, đôi khi con đường mình đi không được bằng phẳng và có những chông gai, gập ghềnh. Điều quan trọng là mình biết đứng lên từ sau vấp ngã, không ngừng học hỏi, bởi không học thì mình sẽ bị thụt lùi. Các em phải cố gắng, tranh thủ học thêm nếu có điều kiện. Học thêm về chuyên môn, về ngoại ngữ để phục vụ công việc và phát triển hơn trong nghề nghiệp...”.
Ngay cả nói về thành tích của mình chị cũng không muốn nhắc đến. Chị nói, chỉ nhớ vào năm 2000, chị được chọn ra Hà Nội báo cáo điển hình của ngành y tế. “Mình có làm được gì đâu” là câu trả lời của chị khi chúng tôi hỏi về những thành tích mà chị đã đạt được.
Có lẽ ở chị sự tận tụy, hết lòng với công việc là điều cần thiết mà mỗi người phải có, nên những thành tích đã được ghi nhận chị chỉ muốn giữ làm kỷ niệm cho riêng mình. Còn điều mà chị mong muốn nhất là những cháu bé nhỏ nhoi đang nằm trên giường bệnh kia sớm hồi phục sức khỏe, sớm về với gia đình. Đó mới là niềm vui nghề nghiệp mà chị và những đồng nghiệp của mình đã và đang cố gắng thực hiện thông qua công việc chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh hàng ngày.
CẨM LÝ
上一篇:Doanh nghiệp nào có “cửa” sáng nhất đấu giá nhận giấy phép 5G hôm nay?
下一篇:Vì sao doanh thu của Axie Infinity tăng vọt thời gian gần đây?
猜你喜欢
- Apple có thể ra mắt MacBook, iPad mới vào tháng 10
- Máy bóc vỏ dừa 2 triệu đồng của hai học sinh lớp 8
- Nhận định kèo Liverpool vs Chelsea
- Con gái Đại tá Khải được tặng sổ tiết kiệm 200 triệu, học bổng đến năm 18 tuổi
- "Vòng quay tham nhũng" và những tiết mục gây bão ở Táo quân
- Messi và Ronaldo không hơn được đâu, tôi giỏi nhất
- Erik ten Hag yêu cầu MU không làm phiền trước trận Ajax
- Mắc bệnh hiểm nghèo, người đàn ông ước có cây đàn organ để kiếm tiền chữa bệnh
- Xiaomi tiết lộ sạc nhanh 120W ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ pin