TheơnlaođộngCàMaucóviệclàmsauđàotạonghềkq chelseao kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đầu năm 2019 đến nay toàn tỉnh Cà Mau đã tuyển sinh, đào tạo được 36.699/35.000 người, đạt 104,85% với 224 lớp.
Trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 là 7.182 người; Đào tạo trung cấp, cao đẳng là 1525 người; Bồi dưỡng nghề thường xuyên và dưới 3 tháng là 27.992 người.
Đào tạo nghề đầu bếp (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Tỷ lệ có việc làm sau khi đào tạo nghề đạt 80%.
Về giải quyết việc làm cho người lao động, lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Cà Mau đã giải quyết việc làm cho 37.138 người đạt 96,46%. Trong số này lao động được giải quyết việc làm trong tỉnh là 13.692 người, ngoại tỉnh là 23.201 người. Ngoài ra có 245 lao động đi xuất khẩu ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tổ chức 5 phiên giao dịch, bình quân mỗi phiên có 15 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề tham gia tư vấn tuyển sinh, tuyển chọn lao động.
Tại mỗi phiên giao dịch có khoảng 600 người. Tỉnh đoàn Cà Mau cũng phối hợp tổ chức tư vấn trực tiếp cho người lao động tại địa bàn phường, xã, thị trấn có điều kiện được 9 cuộc với 1500 lao động tham dự.
L. Huyền
“Lựa chọn nghề đầu bếp, tôi chưa bao giờ hối hận”
- “Mọi người thường thắc mắc tại sao tôi không chọn đại học để có tương lai tươi sáng hơn mà lại chọn trường nghề. Nhưng đâu phải chỉ có con đường đại học mới dẫn tới thành công”.