Tri Tôn xây dựng 493 căn nhà cho hộ nghèo,ỗtrợnhàởtăngcườngtruyềnthôngđểgiảmnghècao nhà cái cận nghèo
An Giang thông tin đầu giai đoạn 2021-2025, tổng số hộ nghèo của huyện Tri Tôn là 3.586 hộ, chiếm tỷ lệ 10,74%; hộ cận nghèo là 3.411, tỷ lệ 10,22%. Qua thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo của huyện còn 2.900 hộ, tỷ lệ 8,65%; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18,77%; hộ cận nghèo của huyện là 3.780 hộ, tỷ lệ 11,27%.
Với dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025, huyện được UBND tỉnh phân bổ hỗ trợ tổng số 1.958 hộ, trong đó xây mới 1.787 căn, sửa chữa 171 căn.
Năm 2023, huyện được phân bổ vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 21,2 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, huyện triển khai hỗ trợ 493 căn nhà (xây mới 474 căn, sửa chữa 19 căn). Đến nay, đã xây dựng 493/493 căn và giải ngân được 20,5 tỷ đồng.
Với dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, tổng vốn đã được phân bổ là hơn 2,2 tỷ đồng. Huyện thực hiện các hoạt động như ngày hội tư vấn việc làm (2 lần) với 1.346 người tham dự; mở 7 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp; tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh huyện về các chính sách đào tạo nghề, nhất là thông tin các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả để nhân rộng.
Ngoài ra, Tri Tôn còn lắp đặt 7 banner tuyên truyền tại các xã, thị trấn; in 550 ấn phẩm truyền thông về giáo dục nghề nghiệp…
Đối với tiểu dự án về cải thiện dinh dưỡng, tổng vốn thực hiện do Sở Y tế phân bổ là hơn 298 triệu đồng. Huyện đã triển khai cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi; phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em từ 0-72 tháng tuổi; hướng dẫn thực hiện dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ em, bà mẹ suy dinh dưỡng trên địa bàn huyện…
Tổng vốn dành cho công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin khoảng 229 triệu đồng. Huyện đã tổ chức truyền thông tại 15 xã, thị trấn trên địa bàn với tổng số khoảng 1.125 người tham dự; thực hiện ký kết với Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang xây dựng, sản xuất các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo năm 2023.
Tri Tôn đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều) giảm từ 3 - 4%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
An Phú giải quyết việc làm cho 4.900 lao động
Huyện An Phú cũng đạt được một số tín hiệu tích cực trong nỗ lực giảm nghèo bền vững, thông qua công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện An Phú, trong 9 tháng của năm 2023, huyện giải quyết việc làm cho 4.900 lao động (xuất khẩu lao động 17 người), đạt 97,7% kế hoạch năm. Huyện đã mở 29 lớp đào tạo nghề (lĩnh vực phi nông nghiệp 18 lớp, lĩnh vực nông nghiệp 11 lớp) với 870 học viên tham gia, lao động tự học 315 người, đạt 86,5% kế hoạch năm.
Địa phương còn tổ chức những phiên giao dịch việc làm, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động năm 2023 cho học sinh bậc THPT, thanh niên và người lao động trên địa bàn. Qua đó, các công ty, doanh nghiệp, trường dạy nghề đã tư vấn, cung cấp những thông tin liên quan đến thị trường lao động.
Đã có 508 lao động đăng ký tìm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, 19 lao động đăng ký tìm việc trực tuyến tại sàn giao dịch việc làm, 86 lao động được phỏng vấn trực tiếp, 16 lao động đăng ký xuất khẩu lao động, 213 lao động đăng ký học nghề.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở tại 14 xã, thị trấn, trên 1.900 lượt người tham dự; tập huấn công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cho các xã, thị trấn; truyền thông về giảm nghèo đa chiều 28 cuộc, có 2.240 lượt người tham dự.
Được biết, tỷ lệ giảm hộ nghèo của huyện An Phú bình quân 1,91%/năm và hộ cận nghèo giảm bình quân 2,22%/năm.
Quảng Ninh: An sinh xã hội tạo động lực giảm nghèo bền vững ở miền núi, hải đảo"Lấy dân làm gốc" làm kim chỉ nam mọi hành động, năm 2023 Quảng Ninh dành ưu tiên đặc biệt để đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền opnúi, vùng biên giới, hải đảo được thụ hưởng thành quả của sự phát triển.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)