Những tác hại không ngờ khi cầm smartphone sai cách_keonhacai5.

Những tác hại không ngờ
Nếu bạn đang cầm điện thoại của mình với ngón út đỡ phần dưới,ữngtáchạikhôngngờkhicầmsmartphonesaicákeonhacai5. ngón trỏ, giữa, áp út nâng phần lưng và ngón cái để lướt màn hình thì có lẽ bạn nên dừng lại ngay vì nó gây ra nhiều tác hại cho ngón tay, cổ tay và dây thần kinh cơ.
Theo Healthline, ngón cái và ngón út là hai phần bị tác động mạnh nhất khi cầm smartphone, máy tính bảng hoặc bộ điều khiển trò chơi điện tử, dẫn đến tình trạng co cứng hoặc bị viêm.
![]() |
Những tác hại không ngờ khi cầm smartphone sai cách |
Ngón út Smartphone (Smartphone Pinkie) là thuật ngữ để chỉ tình trạng ngón út bị có thể bị biến dạng do cầm smartphone sai cách. Chuyên gia trị liệu bàn tay Ann Lund nói rằng ngón út có kích thước nhỏ nhất vì thế nó sẽ không chịu được áp lực khi bị đề bởi một vật nặng hơn. Michelle G. Carlson, bác sĩ phẫu thuật bàn tay và chi tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt ở New York cho biết việc sử dụng ngón út để đỡ trọng lượng điện thoại có thể làm căng dây chằng nối giữa ngón tay với bàn tay.
Điều trên nghe có vẻ tồi tệ, nhưng đó chưa phải là tất cả. Ben Lombard, thành viên của Hiệp hội Vật lý trị liệu Chartered Anh chia sẻ với HuffPost UK: “Chúng ta có xu hướng đặt ngón út ở phần dưới điện thoại và uốn cong cổ tay quay vào trong để có thể nhìn thấy màn hình. Điều này có thể gây chèn ép dây thần kinh trụ (ulnar nerve) nếu duy trì trong thời gian dài”. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay chạy dọc từ nách xuống khuỷu tay và đến ngón tay út, nó kiểm soát gần như tất cả các cơ nhỏ trên bàn tay. Chèn ép dây thần kinh trụ gây ra các bệnh thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương dây thần kinh.
Trong một nghiên cứu năm 2017, Peter White, trợ lý giáo sư khoa công nghệ y tế và tin học tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, đã xem xét tác động của việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử lên dây thần kinh giữa (median nerve), đây là dây thần kinh duy nhất đi qua ống cổ tay giúp chúng ta cử động cẳng tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay. Ông White phát hiện ra rằng những sinh viên cầm thiết bị điện tử hơn 5 giờ một ngày bị đau cổ tay và bàn tay nhiều hơn so với những người không sử dụng nhiều (ít hơn 5 giờ một ngày).
Vậy nên cầm điện thoại như thế nào?
Trong nghiên cứu tiếp theo, White phát hiện ra rằng, cổ tay khi bị uốn cong lệch chính giữa có thể dẫn đến sự biến dạng rõ rệt dây thần kinh giữa. Để giảm thiểu thiệt hại, quan trọng là giữ cổ tay càng thẳng càng tốt, hạn chế gập ngón cái và các ngón khác khi sử dụng smartphone, đặc biệt là khi sử dụng một tay.
Tiến sĩ Steve Beldner cho biết do smartphone thường khá mỏng nên hãy lót một chiếc khăn hoặc áo phông được cuộn lại phía sau điện thoại. Điều này khiến các ngón cái cách xa lòng bàn tay khi sử dụng giúp giảm bớt căng thẳng cho mối nối.
Chuyên gia trị liệu tay Dina Delopoulos khuyên người dùng smartphone nên thường xuyên nghỉ ngơi và kéo hay duỗi cơ bằng cách đẩy các ngón tay lên và ra sau, hoặc kéo vuông góc với cổ tay.
Nhìn chung, sử dụng smartphone liên tục không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà còn gây hại về thể chất. Vì vậy nên nên rèn luyện những thói quen tốt cũng như hạn chế việc sử dụng điện thoại thường xuyên.
Hương Dung(Theo Life Hacker)

Tại sao không nên dùng ốp lưng cho smartphone?
Theo Statistia, khoảng 20% người dùng điện thoại thông minh không sử dụng ốp lưng cho smartphone của mình.
相关文章
Cán bộ làm giả hồ sơ xin cấp sổ đỏ ở Ba Vì
Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của 3 bị cáo Bùi Thúy Nga (cựu Phó phòng TN&MT, kiêm Giám2025-03-29Sinh viên thực tập ngành điện bị bóc lột sức lao động?
- Học ngành cơ điện tử nhưng nhiều sinh viên năm nhất tại một trường cao đẳng nghề ở Hà Tĩnh khi đi2025-03-29Khởi nghiệp với nghề môi giới cùng Mizar Land
Trong bối cảnh bất động sản tăng nóng, chuỗi sự kiện khởi nghiệp với nghề môi giới, do Mizar Land tổ2025-03-29'Thông tư 30' ở Úc khác với Việt Nam như thế nào?
Vào năm học mới, không ít giáo viên vẫn kiến nghị bỏ Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học. Nhằm2025-03-29Trẻ Việt Nam thừa cân, béo phì do cha mẹ chủ quan với cân nặng của con
Gánh nặng kép nghiêng về béo phìTheo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020, sau 10 năm, tỷ2025-03-29Bố tôi bỗng gọi cô giúp việc là 'mình ơi' khiến cả nhà ngơ ngác
Mẹ tôi mất sớm, bố một mình "gà trống nuôi con" suốt hai chục năm qua. Hiệ2025-03-29
最新评论