27 năm làm nghề “đưa đò”,àolònghọcsinhnhữngvầnthơvềBákq bd indonesia tài sảnmà thầy Nông Ngọc Trọng, giáo viên trường THPT An Mỹ (TP.TDM) có được chính làdanh hiệu Nhà giáo ưu tú, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiếnsĩ thi đua cơ sở…
Cũng giống như nhiều thầy, côgiáo dạy văn khác, thầy Nông Ngọc Trọng luôn trăn trở làm sao gieo vào hồn cácem những cung bậc cảm xúc để các em cảm thấy thích thú và nhớ mãi về tác phẩmvăn học ấy. Bởi theo thầy Trọng, hiện nay, học sinh bị ảnh hưởng khá nhiều từcông nghệ thông tin; rồi sự khác biệt về bối cảnh lịch sử… nên các em khó mà “cảm”được những bài văn, thơ về một thời kháng chiến ác liệt như Việt Bắc, Mảnhtrăng cuối rừng… hay với những cuộc sống khốn khổ trong nhân vật chị Dậu, lão Hạc…nếu chỉ bằng lối giảng xưa cũ, hay dùng máy chiếu theo công nghệ hiện nay.
Thầy Nông Ngọc Trọng đang làm “nhạc sĩ” cho nhữngtác phẩm văn học trong chương trình giảng dạy của mình. Ảnh: T.THẢO
Để học trò “cảm” được những lờigiảng của mình, ngoài kiến thức rộng, thầy Trọng còn được biết đến như một họasĩ, một nhạc sĩ và một nhà thơ. “Tôi may mắn có được những tài vặt; không xuấtsắc nhưng đủ để các em thích thú. Vì vậy, tôi luôn lồng vào trong bài giảng củamình để các em dễ cảm thụ hơn”, thầy Trọng tâm tình. Có khi bài thơ, bài văn củathầy giảng trở thành bài nhạc; có khi là hình ảnh vui… nên dễ đi vào lòng cácem.
Đặc biệt, khi Bộ Chính trị phát độngcuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy đã lồngghép vào bài giảng của mình bằng những hình ảnh, lời nói và gương sáng về hànhvi đạo đức của Bác nhằm giáo dục các em lòng biết ơn và sự kính trọng đối vớiBác. Từ đó, các em biết noi theo và thực hành lời dạy của Người. Bởi theo thầy,học sinh biết kính trọng Bác chủ yếu qua sách vở, qua người lớn, vì vậy chúngta phải biết gieo vào lòng các em những đức tính cao quý về Bác.
Riêng bản thân thầy luôn thựchành lời Bác dạy đối với sự nghiệp giáo dục: “Thầy giáo phải thật thà yêu nghềcủa mình, phải có đạo đức cách mạng...; luôn luôn ra sức thi đua trong công tácvà học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi...”, gắnvới cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”do ngành giáo dục phát động. Vì vậy, để cung cấp được nhiều kiến thức cho cácem, thầy luôn tích cực học hỏi, mở rộng tri thức. Thầy học hỏi từ việc tham khảotài liệu, chân thành lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp, của phụ huynh và cảcác em học sinh.
“Qua việc học tập và làm theogương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệmlà học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh không khó. Đó chính là sự nhiệttâm, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - nhiệm vụ dạy học trò nên người.Trong mọi hoàn cảnh luôn gương mẫu đi đầu, không ngại khó, ngại khổ... Như vậylà đã học tập và làm theo Bác rồi đó”, thầy Trọng chia sẻ.
THU THẢO