Hơn 550 ca ngộ độc ở Đồng Nai: Hồi chuông cảnh báo an toàn vệ sinh thực phẩm_dự đoán cúp c2

时间:2025-01-27 05:39:43 来源:PhongThuyBet

Thức ăn đường phố tiện rẻ nhưng... thiếu an toàn 

TheơncangộđộcởĐồngNaiHồichuôngcảnhbáoantoànvệsinhthựcphẩdự đoán cúp c2o ghi nhận của PVVietNamNet, đồ ăn thức uống hiện có mặt ở khắp các đường phố, ngõ hẻm. Từ vỉa hè, cổng trường học đến công viên, khu du lịch đều rất dễ dàng bắt gặp các quầy hàng rong, xe đẩy bán đồ ăn.

Rất nhiều món ăn chế biến sẵn như bánh tráng trộn, bánh mì, cơm cuộn, thịt nướng, chân gà, xúc xích, cá viên chiên… được các quầy hàng bày bán bắt mắt, thu hút thực khách.

dong nai hang rong .jpg
Các xe bán hàng rong dọc đường Nguyễn Văn Trị (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: A.H.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và giá cả bình dân, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thức ăn đường phố lại đang là mối lo ngại lớn.

Chị Kim Chi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hoà) cho biết, do bận rộn với công việc nên không thể tự chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà. Vì thế với chị, việc lựa chọn những món đồ ăn như bánh mì, bánh bao, bánh cuốn…mua và mang đi ăn sáng là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi.

“Công nhân như tôi cũng đơn giản, cứ thấy tiện thì mua thôi. Ngày nào cũng cần ăn để còn tranh thủ đi làm nên có đồ ăn sẵn là tốt rồi, ít ai quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm... ” - chị Chi phân trần.

xiên que.jpg
Thức ăn đường phố được lựa chọn là sự tiện lợi. Ảnh: A.H.

Cũng là người thường xuyên mua bữa sáng và cả bữa xế cho hai con từ những quầy bán đồ ăn sẵn ngoài đường, chị Lê Thị Thảo (TP. Biên Hòa) cũng nói lý do vì "tiện lợi và các con cũng thấy ngon miệng".

"Buổi sáng lúc đưa con đến trường và buổi chiều lúc đón con về, tôi vẫn mua đồ ăn sẵn cho con ở mấy quán hoặc quầy bán ngay gần cổng. Bởi nếu ăn sáng ở nhà thì các con dễ bị muộn học. Còn buổi chiều, tôi mua cho con ăn để còn đi học thêm luôn chứ không vòng về nhà được. Tôi cũng có chút lo lắng vì nhiều khi thấy đường phố bụi bặm quá sẽ ảnh hưởng tới đồ ăn, nhưng cũng may con tôi chưa có lần nào gặp vấn đề gì" - chị Thảo giải thích lý do.

‘Lỗ hổng’ trong công tác quản lý an toàn thực phẩm

Tại TP Long Khánh, sau khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 550 người nhập viện, lực lượng chức năng vào cuộc mới phát hiện tiệm bánh mì B. (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) vi phạm nhiều quy định về an toàn thực phẩm.

Tiệm bán bánh mì thịt phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt/ngày này không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số lao động làm việc trực tiếp là 4 người nhưng không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.

Ông Tăng Quốc Lập - Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh - cho biết, sau vụ việc cơ quan chức năng sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, TP cũng chỉ đạo tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, hàng rong. Đây là một biện pháp thiết thực và cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Phía Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Đồng Nai thông tin, các đoàn liên ngành vẫn kiểm tra một số điểm bán thức ăn đường phố có địa chỉ cố định. Tuy nhiên, các điểm bán không cố định, đặc biệt là các xe đẩy hay gánh hàng rong di động, luôn là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng.

Còn theo ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, vụ việc xảy ra với số lượng lớn người dân bị ảnh hưởng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về “lỗ hổng” trong công tác quản lý trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Sở Y tế đang phối hợp các địa phương rà soát và nghiêm túc, chấn chỉnh các hàng quán không đảm bảo các điều kiện, yêu cầu.

W-1-ngo-doc-dong-nai.jpg
Ca bệnh nhi bị ngộ độc rất nặng ở Đồng Nai đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Hoàng Anh

Dưới góc độ chuyên môn, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Hùng Long cho rằng, đầu mùa hè thường là cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do chuyển mùa và thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay khí hậu rất khắc nghiệt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn nên rất dễ gây ngộ độc.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố, người sản xuất thức ăn cần lưu ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản đúng cách. Trong trường hợp không bán ngay, thức ăn chế biến ra phải luôn được giữ ở nhiệt độ lạnh để đảm bảo an toàn.

“Người tiêu dùng phải lựa chọn cơ sở uy tín, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cũng nên hạn chế mua tại các quầy bán hàng rong, bán ngoài đường phố vì đây là những địa điểm có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng” - ông Long khuyến cáo.

推荐内容