Ngày Tết,Ănbánhchưngquánhiềusẽảnhhưởngđếnsứckhoẻcủabạnnhưthếnàkeo.bong.da nhà nào cũng có bánh chưng đãi khách. Tôi cũng khá thích loại bánh này nhưng lo ngại việc ăn liên tục có thể không tốt cho đường huyết. Mong được bác sĩ tư vấn! (Thuỳ Dương, 50 tuổi, Đồng Nai).
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, trả lời:
Bánh chưng là món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền người Việt, được làm từ nếp, đậu xanh, thịt lợn ba chỉ, tiêu, muối, đường,...
Bánh chưng có các vị mặn - ngọt - béo hòa quyện làm cho người ăn không rời đũa được. Không ít người có thể ăn bánh chưng cả ngày hay trong suốt dịp Tết. Tuy nhiên, để biết rõ về dinh dưỡng 1 chiếc bánh chưng, chúng ta sẽ phân tích 100g lượng calo như sau:
- Mỗi 100g gạo nếp có 344 kcal: chứa 1,7g protein; 0,8g chất xơ; 18g carbohydrate; 4,8cmg selenium; 0,16g chất béo,…
- Mỗi 100g đậu xanh có tổng 105 kcal: chứa 7,02g protein; 0,38g chất béo; 19,15g carbohydrate; 7,6g chất xơ; 27mg canxi, 1,4mg sắt; 48mg magie; 99mg photpho; 266mg kali; 2mg natri…
- Mỗi 100g thịt lợn ba chỉ có tổng 260 kcal: chứa 27g protein; 80mg cholesterol. Ngoài ra, bánh chưng còn kèm theo các gia vị như muối, đường, hạt tiêu.
Một chiếc bánh chưng trên thị trường có trọng lượng khoảng 750g, tổng lượng calo khoảng 2.000 kcal. Với người bình thường có cân nặng trung bình 50kg, lượng calo trung bình là khoảng 1.750kcal/ngày (đường, đạm, chất béo, chất xơ, chất khoáng khác).
Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc ăn bánh chưng liên tục sẽ dẫn đến sẽ thừa lượng calo cần thiết cho cơ thể. Lâu ngày, có thể gây ra thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, đường huyết, lipid, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cần lưu ý thêm, những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng là người mắc các bệnh như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch khác, người thừa cân - béo phì, bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh về da hay mụn nhọt,…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)