Bé 8 tháng ở Hải Phòng ngừng thở vì mẹ để con tự ăn chuối_keo trưc tuyến

BS Dương Văn Đoàn,éthángởHảiPhòngngừngthởvìmẹđểcontựănchuốkeo trưc tuyến Phó khoa Hồi sức cấp cứu, BV Trẻ em Hải Phòng cho biết, bệnh nhi Đỗ Phúc N., 8 tháng tuổi ở Kiến An, Hải Phòng được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch khi đã ngừng thở, ngừng tim, tím tái toàn thân do hóc dị vật.

Mẹ bé cho biết, trong lúc cho con ăn chuối, chị mải quay sang làm việc khác, để con tự ăn tiếp. Khi thấy con ho sặc sụa, chị vội quay sang nhưng đã quá muộn, bé giãy giụa liên hồi rồi nhanh chóng tím tái toàn thân, ngừng thở. Quá hoảng sợ, chị vừa ôm con vừa chạy thẳng vào bệnh viện để cấp cứu. 

{keywords}
Bé N. vẫn đang được điều trị tại BV


Xác định là ca tối khẩn cấp, ngay lập tức bệnh viện phát lệnh báo động đỏ, các bác sĩ tiến hành cấp cứu tim phổi tại chỗ. May mắn, vài phút sau, tim cháu bé đã đập trở lại. Bé N. tiếp tục nằm thở máy thêm 1 ngày trước khi nội soi hút các bọt của dị vật còn sót.

Sau gần 1 tuần nằm viện, sức khoẻ của bé N. hồi phục rất tốt, đã cai được máy thở, sẽ được xuất viện trong 1-2 ngày tới.

Trẻ nhỏ rất dễ hóc dị vật, đặc biệt ở nhóm dưới 5 tuổi. Tại BV Nhi TƯ – BV nhi khoa lớn nhất miền Bắc, mỗi năm tiếp nhận hàng chục ca hóc dị vật, chủ yếu là học các loại hạt như hạt nhãn, chôm chôm, ngô, đậu, cơm, cháo...

Tuy nhiên, BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ  cho biết, rất đáng tiếc khi hầu hết các trường hợp chuyển đến cấp cứu đã ở giai đoạn muộn, do cha mẹ không biết sơ cứu ban đầu khiến dị vật rơi vào đường thở gây ngừng thở, ngừng tim. Lúc này não đã tổn thương không thể phục hồi do thiếu oxy, nhiều trẻ tử vong.

Theo BS Toàn, xử trí cấp cứu ban đầu tuy đơn giản nhưng có thể cứu mạng bệnh nhi vì chỉ cần 3 phút không có oxy lên não, đã gây tổn thương, 4 phút là tổn thương không hồi phục.

Với các trường hợp trẻ hóc dị vật nhưng còn tỉnh táo, ho được, nên khuyến khích trẻ ho rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.

Nếu tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì người lớn hỗ trợ vỗ lưng, ấn ngực. Trẻ còn bé, có thể đặt trẻ nằm úp xuống đùi, cho đầu chúi xuống rồi vỗ lưng

Trường hợp trẻ ngừng thở, cần thở thông đường thở, móc hết các dị vật trong miệng, thực hiện ép tim, hà hơi thổi ngạt, tỉ lệ 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức.

Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.

Thúy Hạnh

Cha mẹ nào cũng cần xem video này để tự cứu con mình

Cha mẹ nào cũng cần xem video này để tự cứu con mình

Khi trẻ hóc dị vật, giai đoạn cấp cứu trong 4-5 phút đầu tiên đóng vai trò quyết định đến mạng sống của đứa trẻ.

Cúp C2
上一篇:President meets top Chinese legislator in Beijing
下一篇:Russian PM arrives in Hà Nội, beginning two