Thủ tướng: Đại tướng Lê Đức Anh là tấm gương sáng ngời tận trung với Đảng_cúp c 2
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-16 01:59:48 评论数:
Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1/12/1920 - 1/12/2020),ủtướngĐạitướngLêĐứcAnhlàtấmgươngsángngờitậntrungvớiĐảcúp c 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh về tấm gương đạo đức sáng ngời, tinh thần đảng viên kiên trung của Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Sáng nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1/12/1920 - 1/12/2020). Cùng dự có nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và tỉnh Thừa Thiên Huế; các Anh hùng lực lượng vũ trang; các Mẹ Việt Nam anh hùng, đông đảo nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một tấm gương sáng ngời của người cộng sản kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân. Học tập đồng chí Lê Đức Anh và các bậc tiền bối, Thủ tướng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Sinh ra lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng tại xã Trương Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, thấu hiểu tình cảnh của người dân lao động cùng khổ dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, người thanh niên Lê Đức Anh đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Đồng chí đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) khi mới 18 tuổi vào năm 1938.
Ôn lại sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Đảng, nhà nước, nhân dân và chiến sĩ cả nước tưởng nhớ và tri ân đồng chí Lê Đức Anh, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà chính trị quân sự tài ba, đức độ và nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn thân thiết tin cậy, của bạn bè quốc tế.
Sau những năm tháng hoạt động xây dựng phong trào cách mạng từ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đến Đà Lạt, Thủ Dầu 1 và tổ chức nhân dân tiến hành khởi nghĩa thành công trong cách mạng Tháng 8/1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia quân đội và trực tiếp chỉ huy đơn vị vũ trang do chính mình tổ chức ra.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng chí Lê Đức Anh chủ yếu gắn bó chiến trường miền Nam gian khổ ác liệt và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội.
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp nổ súng ở Nam Bộ xâm lược nước ta lần thứ hai, đồng chí Lê Đức Anh đã tổ chức nhiều trận đánh tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ căn cứ cách mạng. Khi là Tham mưu trưởng khu Sài Gòn Chợ Lớn, với những cách đánh linh hoạt, sáng tạo, đặc sắc đậm nét nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng chí đã chỉ đạo Chiến dịch Bến Cát 1950 thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến trường từ chỗ ta bị động sang chủ động và tổ chức những trận chiến quy mô chiến dịch.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết tháng 1/1973, Ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố ngừng chiến không ngừng bắn, không thi hành Hiệp định Paris và ráo riết thực hiện kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, đẩy mạnh bình định lấn chiếm. Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, sự chỉ đạo trực tiếp quyết đoán của Tư lệnh Lê Đức Anh, quân và dân Quân khu 9 đã bẻ gãy các cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn, đánh bại mưu đồ phá hoại hiệp định Paris này.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Lê Đức Anh đảm nhiệm cương vị Phó Tư lệnh chiến dịch kiêm Tư lệnh Cánh quân hướng Tây- Tây Nam tiến công Sài Gòn. Với tài thao lược và kinh nghiệm trận mạc được tích lũy trong cuộc 2 cuộc kháng chiến, đồng chí đã chỉ huy lực lượng giành chiến công xuất sắc, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Không lâu sau ngày toàn thắng, trong khi nhân dân ta, cả nước ta đang hưởng niềm vui thái bình thì quân và dân trên các tỉnh biên giới Tây Nam lại phải đương đầu với cuộc chiến đấu mới do bè lũ phản động Polpot gây ra. Với cương vị tư lệnh Quân khu 9, rồi Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 7, Chỉ huy trưởng tiền phương Bộ Quốc phòng ở Mặt trận Tây Nam, đồng chí Lê Đức Anh đã tham gia chỉ huy lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đánh đổ tập đoàn phản động Polpot, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đồng chí được giao đảm nhiệm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nay là Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 23 tháng 9 năm 1992, Quốc hội khóa IX đã bầu đồng chí làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Việt Nam cho đến tháng 12 năm 1997. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương lớn, quyết sách quan trọng có tính đột phá để tái thiết đất nước, phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Với tâm niệm nỗi nhục nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển so với quốc gia khác cũng không kém gì nỗi nhục mất nước, trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi động lực và tiềm năng để phát triển sản xuất, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, chuyển sang thời kỳ ổn định và phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi đưa Việt Nam từng bước hội nhập, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế. Đó là những tiền đề rất quan trọng để nước ta đất nước ta tiếp tục giành những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn mới. Là nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, đồng chí luôn trăn trở trước những hoàn cảnh khó khăn của người dân".
Cũng chính Chủ tịch nước Lê Đức Anh là người đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý, và ngày 10 tháng 9/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người tham gia hoạt động kháng chiến, người có công với cách mạng. Đây là chính sách đúng đắn mang đậm tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục, phong phú và sôi nổi, đồng chí Lê Đức Anh là một tấm gương sáng ngời của người cộng sản kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; luôn thể hiện tư tưởng cách mạng tiến công, dám nghĩ dám nói, dám làm, nói đi đôi với làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Được tôi luyện sinh ra tử trưởng thành quả đấu tranh cách mạng và chiến đấu trong kháng chiến, được giao nhiều trọng rất quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội, ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn tận tâm, tận lực, hết lòng vì nước vì dân, có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Đức Anh là cuộc đời và sự nghiệp của một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tư duy nhạy bén, sắc sảo, với tầm nhìn xa trông rộng; một nhà lãnh đạo chiến lược nhưng rất sát sao cụ thể, nghiêm khắc trong công việc nhưng rất gần gũi chân tình trong cuộc sống; quyết đoán trong hạ đặt mệnh lệnh nhưng lại rất khiêm tốn, lắng nghe ghi nhận ý kiến chính đáng của cán bộ, chiến sĩ."
Thủ tướng cho rằng, cuộc đời hoạt động của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã để lại những di sản vô giá đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh, ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và công lao to lớn của đồng chí, chúng ta càng thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đã rèn luyện nên người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo có uy tín lớn, tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng có người chỉ huy tài ba đức độ, tự hào về quê hương Thừa Thiên Huế nơi sinh ra người con ưu tú cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Thủ tướng kêu gọi: "Học tập và noi gương đồng chí Lê Đức Anh và các bậc tiền bối tiêu biểu, chúng ta nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của các bậc tiền bối và các thế hệ cha anh ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu để cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng lên vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhân buổi lễ trọng thể này, tôi xin thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới phát triển nhanh và bền vững. Quyết tâm xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh."
Trước buổi lễ, sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh (ở làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, quê nhà của Đại tướng)./.
TheoVOV