LTS: Sự kiện bộ sách lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có một số môn như Tiếng Việt lớp và Toán không đạt yêu cầu thẩm định trong đợt thẩm định 6 bộ sách giáo khoa chuẩn bi cho chương trình giáo dục phổ thông mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Chiều 12/9,ộiđồngthẩmđịnhlêntiếngviệcchấmsáchCôngnghệgiáodụccủaGSHồNgọcĐạikhôngđạlich thi đấu y các hội đồng thẩm định đã có giải thích chi tiết về kết quả này.
Môn Tiếng Việt: Không phải ngẫu nhiên tất cả đều bỏ phiếu loại
Về bộ sách Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt - cho hay: Lâu nay sách đã được sử dụng và có hiệu quả tốt. Việc này cũng giống như SGK hiện hành và cũng thực hiện tốt từ trước đến nay.
“Tuy nhiên, giờ đây, SGK phải soạn theo chương trình phổ thông mới. Do đó tất cả các sách của GS Hồ Ngọc Đại cũng như bộ SGK hiện hành đều phải được viết lại. Đó là nguyên tắc. Với tính chất đó thì việc triển khai mang đến hiệu quả từ lâu nay không phải là lý do để các bộ sách được đưa vào vận hành theo chương trình mới”.
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt |
GS Sử khẳng định không có sự phân biệt nào với các bộ sách. “Thông tư 33 đưa ra một hệ thống các tiêu chí để chúng tôi dựa vào đó đánh giá. Sách của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu của chương trình”, GS nói.
Chương trình mới yêu cầu phải giúp học sinh lớp 1 phát triển 4 tiêu chí đọc, viết, nghe, nói những câu đơn giản, phân biệt được các trường hợp chính tả, giao tiếp, chào hỏi, kể chuyện… nhưng sách của GS Hồ Ngọc Đại chủ yếu dạy về âm, chữ và quy tắc chính tả. Như vậy, cách dạy của sách GS Hồ Ngọc Đại có những ưu điểm nhất định, nhưng các mặt khác, đối chiếu với chương trình phổ thông mới yêu cầu thì không thể hiện được.
Trong khi đó, sách lại có những nội dung vượt chương trình. Ví dụ SGK dạy cho học sinh lớp 1 không cần phải có kiến thức về ngữ âm tiếng Việt, hay cấu trúc ngữ âm của từ tiếng Việt, hoặc những khái niệm về âm đầu, âm đệm,…
“Những cái đó là không cần thiết với chương trình lớp 1 và chỉ gây nặng nề, quá tải thêm”.
Theo ông Sử, các giáo viên để dạy sách Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đạt được kết quả thì phải tranh thủ rất nhiều giờ khác để bổ sung những cái thiếu và yếu của sách.
“Nhìn chung, có những tiêu chí chưa đạt yêu cầu của chương trình và có những nội dung vượt quá chương trình nên chúng tôi đánh giá Không đạt”.
Trước câu hỏi băn khoăn khi khảo sát thực tế cho thấy việc tiếp cận bộ sách này từ các học sinh các vùng sâu, vũng xa lại rất hiệu quả, GS Mai Ngọc Chừ (một thành viên của hội đồng thẩm định) cho biết hội đồng được thành lập là để thẩm định sách theo chương trình SGK mới. Và đó là ưu tiên số 1.
GS Mai Ngọc Chừ, thành viên hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt. |
“Chương trình SGK mới hướng tới giáo dục một cách toàn diện, gồm nhiều mặt, chứ không phải chúng tôi nghiệm thu sách chỉ có việc viết chữ và đánh vần”, ông Chừ nói rõ điểm khác biệt giữa chương trình mới và cũ.
“Trong khi bộ sách của GS Đại về cơ bản không có gì thay đổi nên những nội dung mới không đưa vào được. Chưa kể, để đạt được mục tiêu có nhiều cách đi. Cuối cùng rồi tất cả học sinh cũng đều biết đọc, biết viết, mà không cần thiết phải đưa vào nhiều kiến thức về ngôn ngữ học”, ông Chừ giải thích.
Một số nội dung của Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục vượt quá quy định trong chương trình lớp 1. Ví dụ, học sinh lớp 1 phải học những cụm từ, thành ngữ, như: thế chẻ tre, dĩ hòa vi quý, dĩ ân báo oán, hay con cà con kê. Học sinh phải tiếp cận với kiến thức ngôn ngữ học, như: khái niệm âm đệm, nguyên âm đôi. Theo Hội đồng thẩm định, kiến thức này là quá sức với học sinh lớp 1.
Chưa kể, sách giáo khoa mới định hướng có tính mở, nhưng sách Công nghệ giáo dục thì các giáo viên phải làm việc như một cái máy đúng theo “công nghệ”, cực kỳ căng thẳng, rập khuôn và không thấy sự sáng tạo.
Theo ông Chừ, hội đồng có từ các giáo sư về ngôn ngữ học, các nhà quản lý giáo dục, đến các giáo viên dạy trực tiếp lớp 1 nhiều năm nay. Và không phải ngẫu nhiên, mà tất cả các thành viên đều bỏ phiếu bộ sách này không đạt.
Trước câu hỏi hơn 900.000 học sinh đang học chương trình này sẽ ra sao khi cuốn sách không được công nhận, GS Trần Đình Sử cho hay, tới đây hơn 1,9 triệu học sinh đang sử dụng SGK đại trà hiện hành (không phải Công nghệ giáo dục) cũng phải sử dụng sách mới. Vì vậy, các học sinh đang học sách của GS Đại cũng phải thay đổi tương tự như vậy.
Môn Toán: Quá nặng với học sinh lớp 1
GS Trần Kiều, Chủ tịch hội đồng thẩm định SGK môn Toán cho rằng nguyên tắc là khi xây dựng một chương trình mới thì phải biên soạn SGK phù hợp với chương trình đó.
GS Trần Kiều, Chủ tịch hội đồng thẩm định SGK môn Toán |
Bản thảo sách Toán - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại cũng không được thông qua do chưa đáp ứng được các tiêu chí, nhiều nội dung quá nặng với học sinh lớp 1. Ông Kiều cho biết, hội đồng gồm 13 người tiến hành thẩm định căn cứ vào 13 tiêu chí, xem xét từng cái một để đánh giá đạt hay không. Nội dung sách phải đúng, đủ theo chương trình. Nếu không đủ hoặc không đúng, đều không thể thông qua.
Cơ hội chưa hoàn toàn bị đóng lại
Trao đổi với báo chí, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, đối với những bản thảo SGK được Hội đồng thẩm định đánh giá Không đạt thì theo Thông tư 33, tác giả và các nhà xuất bản có quyền chỉnh sửa lại bản thảo để đề nghị Hội đồng thẩm định lại.
Khi đã chỉnh sửa được xem như một bản thảo thẩm định lần đầu.
“Như vậy, những bản thảo bị đánh giá Không đạt, chưa phải là mất hết cơ hội. Mà đang có một cơ hội rất lớn với những tinh thần trí tuệ tập thể của Hội đồng làm việc một cách rất khoa học, trách nhiệm để giúp tác giả chỉnh sửa lại bản thảo và đề nghị được thẩm định lại”.
Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Tài cho hay, những bản thảo SGK bị đánh giá Không đạt có đủ các môn: Thể dục; Giáo dục thể chất, Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,…
Ông Tài cho biết, tính đến thời điểm này, thì tất cả các bản thảo SGK đều đã xong vòng 1 và đang tiến hành thẩm định vòng 2 ở một số bản thảo.
Theo ông Tài, Hội đồng thẩm định làm việc rất công bằng và minh bạch trong tất cả các khâu vì vậy có những đánh giá rất khách quan.
“Cho đến hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một phản ánh nào đối với kết luận của Hội đồng thẩm định vòng 1. Qua đó chúng tôi đánh giá sự làm việc công tâm, trách nhiệm, tâm huyết trên tinh thần tất cả vì sự nghiệp giáo dục và sự thành công của chương trình sắp tới”, ông Tài nói.
Căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm tại một số cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT từng đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, nhất là ở những vùng khó từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2016- 2017 trên tinh thần tự nguyện. Từ triển khai ở 7 tỉnh từ năm 2009, đến năm 2016 chương trình được triển khai ở 48 tỉnh. Theo thống kê của các địa phương 3 năm gần đây cho thấy số học sinh và trường, lớp học theo sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục ngày càng tăng. Năm học 2016- 2017 có 6.651 trường, 23.885 lớp học với 678.800 học sinh thì năm học 2017-2018 tăng lên đến 7.751 trường, 27.981 lớp với 771.777 học sinh. Đến năm học 2018-2019 có 8.198 trường, 30.522 lớp với 923.842 học sinh. Năm học 2019-2020, khoảng 930.000 học sinh theo học sách này. |
Thanh Hùng
- Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định SGK, sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình.