Chuyện về 2 người phụ nữ sống giữa nghĩa trang Bình Hưng Hoà_điểm xếp hạng người chơi al feiha gặp al-nassr

 人参与 | 时间:2025-01-16 16:34:19
W-don-tet-4.jpg
Căn nhà của bà Thu chen giữa những ngôi mộ đã cũ

Lẻ loi

Tiếng động cơ xe máy phá vỡ không gian tĩnh lặng của nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM) giữa một trưa nắng gắt. Phải để ý thật kỹ, người ta mới nhìn thấy 2 người phụ nữ chở nhau trên chiếc xe máy cũ đang len lỏi qua những mộ phần.

Đó là 2 hai dì cháu bà Đào Thị Lượm và Võ Thị Thu (68 tuổi). Đây là hai người phụ nữ cuối cùng còn sống giữa những ngôi mộ trong nghĩa trang lớn nhất TP.HCM này.

Cả hai vừa đi lễ chùa về. Trên xe, bà Lượm treo bó hoa tươi cúng ông bà và một cây cải thảo để chuẩn bị bữa trưa cho mình.

Dựng tạm chiếc xe máy, tài sản có giá trị duy nhất của mình vào góc ngôi mộ, bà Lượm mở cửa căn nhà tạm quây bằng tôn sơn màu xanh, lấy nước rửa mặt. Đây là nơi ở của người phụ nữ không muốn giới thiệu tuổi đời của mình.

Phía đối diện, bà Thu cũng lặng lẽ bước vào căn nhà méo mó được xây bằng gạch nung. Trông từ xa, nhà của bà hệt như bị những ngôi mộ xung quanh bóp nghẹt.

Trước đó, bà Thu vốn ở chung nhà với mẹ. Thế nhưng khi bước qua tuổi 40, vì nhiều lý do, vợ chồng bà quyết định vào nghĩa trang Bình Hưng Hòa sống tạm. Ban đầu, bà ở trong ngôi đình giữa nghĩa trang.

Hằng ngày, bà bán hoa, nhang, đèn… cho người đến nghĩa trang viếng mộ. Lâu dần, bà kiêm luôn việc quét dọn, chăm sóc mộ phần để có tiền trang trải cuộc sống.

Sau này, khi không được ở trong khuôn viên ngôi đình, bà đi sâu vào bên trong nghĩa trang, xin chủ đất có ngôi mộ lớn cất chòi ở tạm. Thương bà Thu không nơi nương tựa, người này đồng ý.

Bà Thu kể: “Ban đầu, tôi cất tạm căn chòi lá để ở. Khi căn chòi mục nát và có ngôi mộ được cải táng, chủ đất cho phép tôi lấy gạch quây 3 mặt lên ở tạm. Lúc mới vào sống chung với hàng chục nghìn ngôi mộ, tôi sợ lắm. Không đêm nào tôi ngủ yên.

Mỗi khi đi ngủ, tôi đều khấn xin người khuất mặt rằng vì quá khổ mới đến nghĩa trang ở nhờ. Tôi cũng nguyện sẽ quét dọn, chăm sóc mộ phần xung quanh. Lâu dần, tôi cũng quen, không còn có nỗi sợ tâm linh nữa”.

W-don-tet-1.jpg
Bà Lượm cũng đến nghĩa trang sống để bầu bạn, chăm sóc người cháu gái góa bụa, thường xuyên ốm đau

Năm 2009, chồng bà Thu qua đời. Không có con, bà bơ vơ giữa những hàng mộ lặng câm, một mình lo toan cuộc sống. Rồi tuổi già ập đến kéo theo những căn bệnh khiến bà mất sức lao động.

Thương đứa cháu gái góa bụa, thường xuyên ốm đau, bà Lượm quyết định vào nghĩa trang sống chung cho vui. Thoáng chốc đã hơn 10 năm, hai dì cháu bà tối lửa tắt đèn có nhau.

Bà Lượm chia sẻ: “Tôi có con cái nhưng chúng đã có gia đình. Tôi không muốn phiền con nên vào đây sống cho tự do. Lúc mới đến ở, tôi cũng có nhiều nỗi sợ.

Ngoài nỗi sợ vô hình, tôi còn sợ người nghiện. Lúc trước, cứ 17h là tôi vào nhà, khóa cửa, không dám ra ngoài vì sợ người nghiện.

Nhiều đêm tôi chứng kiến cảnh người nghiện vật vã, cào cấu cơ thể mình vì không có ma túy để hút, chích. Có lúc, họ đến chỗ tôi lấy nước xối vào người để cố cắ t cơn... Dẫu sợ nhưng tôi cố ở lại để dì cháu nương tựa, chăm sóc lẫn nhau”.

W-don-tet-3.jpg
Không có thu nhập, dịp lễ, bà Lượm chỉ dám mua bó hoa để cúng ông bà và một cây cải để chuẩn bị bữa ăn cho mình

Trông chờ sự giúp đỡ

Khi đến bám víu nghĩa trang, bà Lượm cũng mưu sinh bằng công việc chăm sóc mộ phần. Lúc ấy, hai dì cháu bà có được những bữa cơm ngon, đủ đầy cá, thịt.

Thế nhưng, gần đây, cả bà và bà Thu đều bị bệnh tật hành hạ, không thể tiếp tục làm việc. Ban ngày, hai dì cháu bà Lượm chỉ biết ra khoảng đất trống giữa các ngôi mộ ngồi trò chuyện với nhau. Chiều tối, ai lại về chòi người nấy ngủ.

Những ngày lễ, bà Lượm cố chạy xe, chở cháu gái lên chùa cho khuây khỏa hoặc làm công quả rồi ăn cơm chay qua bữa. Bởi, từ khi mất sức lao động, cả hai chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

Bà Thu không có con nên phần lớn đều trông mong vào sự hỗ trợ từ người cháu. May mắn hơn, bà Lượm còn có con đỡ đần phần nào.

Dẫu vậy, những giúp đỡ ấy vẫn không đủ để hai dì cháu thoát cảnh khó khăn, chật vật. Cho đến bây giờ, cả hai vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, những người có lòng hảo tâm.

Bà Thu tâm sự: “Lúc còn sức khỏe, vẫn có thể tự lo cho mình, bữa cơm của dì cháu tôi cũng đủ thịt, cá. Bây giờ không làm việc được nữa, ai cho gì ăn nấy, có gì ăn nấy.

Địa phương hay cho gạo, thực phẩm. Người dân xung quanh cũng tặng chúng tôi thùng mì, chai tương, bó rau... Mỗi ngày, nếu có tiền, chúng tôi mua con cá, lạng thịt ăn, không có thì ăn cơm với rau, đậu hũ cho qua bữa”.

Không thể tự lo cho mình, những ngày cuối năm của 2 dì cháu trở thành khoảng thời gian buồn bã, đầy những lo toan. Cả hai khẳng định, “cuối năm chỉ mong có cơm ăn chứ không nghĩ đến việc đón Tết”.

don-tet-2.jpg
Cả hai không nghĩ đến việc đón Tết bởi còn nhiều nỗi buồn lo

Bà Thu dự định Tết này nếu có ai thơm thảo, cho mình tiền, bà sẽ cố gắng mua ít trái cây, bó hoa đặt lên bàn thờ ông bà. Ngược lại, bà chỉ đành thắp nhang suông cho tổ tiên vào đêm 30 và ngày mùng 1 Tết.

Bà Lượm cũng dự định không về đón Tết cùng các con. Bà sẽ ở lại nghĩa trang để đứa cháu gái góa bụa bớt cô đơn. Như những năm trước đó, dì cháu bà sẽ lại lặng lẽ đón Tết trong nghĩa trang cùng những mộ phần.

Dẫu vậy, đây có lẽ sẽ là cái Tết cuối cùng của bà và cháu gái tại nghĩa trang lớn nhất TP.HCM. Thông tin toàn bộ diện tích nghĩa trang sẽ giải tỏa và di dời khiến cả hai lo lắng. Bởi, hai dì cháu vẫn không biết mình sẽ đi đâu.

Bà Lượm chia sẻ: “Trước đây, khi thấy người vô gia cư, ngủ ngoài lề đường, tôi vẫn lạc quan và tự an ủi mình rằng: Mình dẫu khổ nhưng vẫn may mắn hơn nhiều người vì có nơi để tránh nắng, che mưa.

Dẫu vậy, sự lạc quan ấy sắp không còn nữa. Bây giờ, mơ ước lớn nhất của chúng tôi là có được căn chòi lá để có thể tiếp tục nương tựa vào nhau”.

Cuối năm lao đao, U60 sống bám nghĩa trang, Tết định đến nhà bạn 'ăn ké'

Cuối năm lao đao, U60 sống bám nghĩa trang, Tết định đến nhà bạn 'ăn ké'

Cuối năm lao đao vì thất nghiệp, người đàn ông U60 vào nghĩa trang dựng chòi tôn, sống cùng những ngôi mộ. Tết này, ông định đến nương nhờ nhà bạn bè. 顶: 1186踩: 55142