Hỗ trợ người khuyết tật Đồng Tháp sử dụng máy tính_ltd hom nay

时间:2025-01-11 05:20:48 来源:PhongThuyBet

TheỗtrợngườikhuyếttậtĐồngThápsửdụngmáytíltd hom nayo Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại VN” do Quỹ Bill&Melinda Gates tài trợ, mô hình hỗ trợ người khiếm thị, trẻ khiếm thính tiếp cận máy tính và Internet đã được triển khai thí điểm ở Đồng Tháp.

Lợi ích kép

Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” hướng tới cả hai mục tiêu: Nâng cao nhận thức, kĩ năng hỗ trợ người khuyết tật cho cán bộ Thư viện công cộng và Bưu điện văn hóa xã và Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người khiếm thị, học sinh khiếm thính, hỗ trợ đối tượng thiệt thòi tiếp cận các dịch vụ công cộng và hòa nhập cộng đồng hiệu quả và bền vững.

Dự án đã triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ người khiếm thị tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp và mô hình hỗ trợ trẻ khiếm thính tại Thư viện TP.Sa Đéc.

Để thực hiện mục tiêu dự án, Thư viện tỉnh đã bố trí 6 hệ thống máy tính có dung lượng lớn, cài đặt phần mềm dành cho người khiếm thị cũng như cung cấp thiết bị phụ trợ là tai nghe. Đội ngũ nhân viên thư viện được đào tạo nâng cao kiến thức về người khiếm thị, các dịch vụ dành cho người khiếm thị, các kỹ năng hộ trợ cần thiết cũng như nguồn lực thông tin trên Internet hỗ trợ người khiếm thị bằng tài liệu chữ nổi. Với sự hợp tác của Hội người mù, Thư viện tỉnh đã tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng một cách thường xuyên.

{keywords}

Tập huấn mô hình hỗ trợ người khuyết tật do Dự án BMGF- VN triển khai tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp

Trong khi đó, để triển khai mô hình hỗ trợ trẻ khiếm thính, ngoài việc bố trí phòng máy tính có kết nối Internet tốc độ cao, Thư viện TP.Sa Đéc đã đào tạo đội ngũ nhân viên nâng cao kiến thức về trẻ khiếm thính, lựa chọn các dịch vụ phù hợp với các em và đặc biệt là học ngôn ngữ ký hiệu cơ bản để giao tiếp “Nói bằng miệng - Cất lời qua tay”. Với sự phối hợp của đội ngũ giáo viên trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh, các buổi học đã được thiết kế rất sinh động, gợi được hứng thú tiếp nhận thông tin từ các em, như: Thư viện và những điều mới lạ; Em đến thư viện - em thêm niềm vui; Em vẫn được “nghe”; Người khuyết tật mọi miền Tổ quốc…

Những kết quả đáng ghi nhận

Sau 3 tháng thí điểm triển khai mô hình hỗ trợ người khiếm thị, 1 nhân viên thư viện đã có kiến thức đầy đủ về người khiếm thị, khả năng của người khiếm thị và có kĩ năng hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và truy nhập Internet. Đồng thời, 5 hội viên Hội người mù tỉnh Đồng Tháp có kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ các công việc hành chính của Hội; Kĩ năng khai thác các thông tin trên mạng Internet theo nhu cầu của bản thân và kĩ năng hướng dẫn lại cho những hội viên khác sử dụng máy tính và truy nhập Internet.

Đối với mô hình hỗ trợ trẻ khiếm thính, sau 3 tháng thí điểm, 2 nhân viên thư viện đã có kĩ năng giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thính sử dụng dịch vụ; 20 học sinh khiếm thính được hỗ trợ tăng cường thời gian sử dụng máy tính và truy nhập Internet theo các chủ đề phù hợp với năng lực và lứa tuổi học đường.

Là một trong 40 địa phương triển khai Dự án BMGF-VN, Đồng Tháp được trang bị 225 hệ thống máy tính có kết nối Internet và các phụ trợ hoàn chỉnh, phân bổ tại 49 điểm Thư viện công cộng và Bưu điện văn hóa xã, phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của mọi tầng lớp dân cư. Thành công của hai mô hình thí điểm đối với người khiếm thị và trẻ khiếm thính là nền tảng để Đồng Tháp thực hiện mục tiêu tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng cư dân tiếp cận với thế giới thông tin, thay đổi cuộc sống.

Minh Tuấn

推荐内容