发布时间:2025-01-13 06:38:38 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
Mấy ngày gần đây,ộivãđốnhạcâyphượngcáchiệutrưởngsợtráchnhiệbobgdaso sau sự cố cây phượng vĩ bật gốc trong sân trường THCS Bạch Đằng, không ít trường học trên cả nước đã đốn bỏ cây xanh. Trong số các “đối tượng” bị chặt hạ, đầu bảng là phượng vĩ.
Có trường không quá khích mà chặt bỏ thì… “niêm phong”, hay rào, "nhốt" phượng lại.
Sau đợt ra quân rầm rộ, thứ còn lại là sân trường nắng chói chang, những gốc cây trơ trọi trên nền sân xi măng, đám học trò ngơ ngác nhìn. Rồi đây, liệu phượng vĩ có vắng bóng trong sân trường?
Bình thường, có ai ngờ hàng cây xanh rì, hoa đỏ ối, chất chứa bao kỷ niệm thuở cắp sách đến trường, tỏa bóng mát cho thầy trò trong mùa nắng nóng lại có ngày gây thảm họa cho học sinh?
Có phải các hiệu trưởng lo sợ trách nhiệm nên vội vã ra tay, thà chặt nhầm hơn bỏ sót?
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
Cũng là hiệu trưởng, tôi mong đồng nghiệp hãy lo liệu chứ đừng lo lắng thái quá mà vội đốn bỏ phượng vĩ. Tôi nghĩ lại chuyện trồng cây ngày ấy, bây giờ ở những trường tôi từng phụ trách.
Những năm đầu 90 của thế kỷ trước, trong một lần làm việc tại trường về thí điểm chương trình phân ban, lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nhận xét với chúng tôi: “Trường ở giữa rừng mà trong trường không có rừng”.
Tôi giật mình, thầy trò chăm vào dạy học, ngoài mấy dãy phòng cùng với hai cây tùng và nền đất đỏ, trường chẳng có cây xanh ở sân. Khi biết tin thị xã (nay là thành phố) làm đường, hàng phượng vĩ hai bên sẽ bị đốn bỏ, chúng tôi đã xin về trồng.
Cây phượng vĩ này đã được trồng cách đây 24 năm |
Thầy trò hì hục đào bới, rồi dùng xe chở về, cây khá to, phải từ 3 đến 5 năm tuổi. Thời gian đầu, cây khô héo, nhiều giáo viên trong trường đều nói cây sẽ chết, duy chỉ một giáo viên dạy Toán nói với tôi: “Sống cả mà!”. Quả thật, tất cả đều sống. Vào mùa hè, hoa phượng ở rộ.
Sau này, sân được đổ bê tông, khi cho đốn hạ để trồng mới cây bằng lăng, tôi bị bất ngờ khi thấy xe cẩu chỉ húc nhẹ là cây phượng đổ, lộ ra gốc mối mọt, chùm rễ lưa thưa.
Năm 2005, khi về phụ trách một trường THPT khác, tôi lại cho trồng cây. Thời gian đầu, cây xanh tốt, nhưng sau đó, cây héo khô rồi chết. Anh em tìm hiểu nguyên nhân mới hay trường xây trên nền đất, xuống hơn một mét là… đất sét, rễ cây phát triển chạm lớp đất này bị úng rồi chết.
Anh công nhân ở công ty cây xanh khuyên tôi trồng cây tầm trung, tầm thấp, chỉ nên chọn loại cây có rễ chùm, không đâm sâu.
Trường tôi đang công tác hiện nay chỉ có 3 cây phượng vĩ, còn lại là các loại cây khác. Một cây ở sân tập thể dục, hoa phượng đỏ rực góc sân. Nhìn thì đẹp, nhưng dưới gốc già cỗi, tấm bê tông gần đó bị rễ cây đội lên. Tôi dự định phải dỡ bỏ tấm bê tông và cắt tỉa khi kết thúc năm học này.
Trường còn có hàng cây si, bằng lăng và một cây xà cừ. Xà cừ hơn 15 năm tuổi, tán cây phủ kín góc sân trường, mùa này lá xanh, nhưng tầm từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa thay lá, mỗi ngày chị tạp vụ phải quét lá cây 3 lần thì sân trường mới sạch.
Thầy Lý Quang Nhẫn – nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng mới gửi tôi lời nhắn: “Cho cắt tỉa cành, hạ bớt ngọn, đừng đốn hạ cây”.
Cây xà cừ tại sân Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) |
Nhìn lại trường tôi và một số trường lân cận, ngoài khối phòng học và phòng chức năng, sân trường đều đã phủ kín… bê tông. Sân chơi cho học sinh không được bao nhiêu nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, càng khó hơn để cây xanh có đất và không gian phát triển tươi tốt.
Nền đất màu không còn, mưa nắng thất thường, điều kiện tự nhiên để cây phát triển không có, chăm cây kiểu “nuôi gà công nghiệp”… Rồi với tâm lý “dục tốc”, có trường mua cây trưởng thành về trồng. Vậy nên mỗi khi “trái gió trở trời” có thể gây ra hậu quả khó lường.
Chúng ta, những cán bộ quản lý trường học, lâu nay tập trung nhiều vào giảng dạy, hoạt động trải nghiệm, lo sân chơi, lo nhà vệ sinh cho học sinh… chứ chưa thật sự quan tâm đúng mức việc chăm cây trong trường. Giờ mới bắt đầu, liệu có muộn không?
Tôi nghĩ “lợi ích mười năm” gắn với “lợi ích trăm năm”. Muộn chỉ là trạng thái tích cực để nhà trường thêm động lực cho việc chăm sóc cây xanh, trong đó có phượng vĩ.
Sau sự cố thương tâm tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM), nhiều báo có bài viết hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc phượng vĩ nói riêng và cây xanh trong trường nói chung. Đây là việc cần kíp, lãnh đạo các trường chắc chắn tìm đọc. Tuy nhiên, về lâu dài, quy hoạch trường lớp như thế nào để trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn thì cần một chiến lược mang tầm quốc gia với đường hướng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, có như vậy việc chăm cây, trồng người mới đạt được mục đích.
TS Nguyễn Hoàng Chương (Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng)
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, sáng 1/6, có thêm 1 học sinh bị thương trong vụ cây đổ ở Trường THCS Bạch Đằng được xuất viện.
相关文章
随便看看