Người buổi đầu đưa tôi đến với tiếng hát Quốc Hưng chính là ca sĩ Tân Nhàn. Rồi tôi càng yêu anh hơn bởi anh chính là học trò ruột của NSND Trần Hiếu mà tôi hằng vô cùng yêu quý. Trong tiếng hát Quốc Hưng,ốcHưngGiọngbassquýgiácảtriệungườimayracómộlich thi dau laliga tôi như nghe rõ cả tiếng nhịp tim đập, nghe rõ cả hơi thở của những nghệ sĩ lớn: Quý Dương, Diệu Thúy, Trần Hiếu, Trung Kiên… Quốc Hưng đến với dòng nhạc bác học bằng một con đường khá đặc sắc. Buổi đầu chỉ với một ước mong khiêm tốn (nhưng thực ra rất lớn), đó là ước mong cách tân và làm hay hơn lối hát chèo truyền thống, với việc tiếp thu và áp dụng lối hát hiện đại (kỹ thuật thanh nhạc Phương Tây).
Xuất phát của Quốc Hưng là một diễn viên chèo. Nhà báo Đào Dục Tú quê ở Đông Anh kể: "Cậu ấy ở làng quê anh chú ạ. Sống cũng mộc mạc chân quê lắm. Ngày ngày vẫn đạp xe ra Hà Nội biểu diễn chèo ở đoàn chèo Hà Nội. Có nhiều đêm khuya mưa gió, nhìn qua cửa sổ thấy chú ấy đi diễn về đạp xe qua, khoác cái áo mưa trong sấm chớp đì đùng". "Ngày ấy tôi nghèo lắm", Quốc Hưng sau này tâm sự. "Đã có lúc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi định bỏ học giữa chừng để làm công việc khác kiếm sống. Thế là thầy Trần Hiều nhiều lần thuyết phục bằng được tôi trở lại trường, theo đuổi âm nhạc. Tôi biết ơn vì thầy đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ tôi. Thầy coi tôi như con, yêu thương lắm. Trò nghèo, thiếu đồ ăn, thầy cũng không khá hơn là mấy. Thầy sợ tôi đói, ngất xỉu, không đủ sức khỏe theo học nên đã dành dụm tiền để mua đồ ăn cho tôi. Trời mùa đông lạnh quá, tôi trốn học. Thầy Hiếu đến tận ký túc xá gọi: Hưng ơi, dậy đi học!. Đó là những kỷ niệm về thầy mà tôi sẽ không bao giờ quên”.
Là người thầy, anh đào tạo được nhiều trò giỏi, nhiều ca sĩ xuất sắc và được tín nhiệm trao cho vị trí thầy Trung Kiên từng đảm nhận năm xưa để rồi từ đây bước sang con đường quản lý: Trưởng khoa Thanh nhạc. Là người trò cần mẫn, nghiêm túc, anh hoàn thành chương trình sau đại học, chàng diễn viên chèo năm xưa chuyên đóng các vai kíp hai cho NSND Quốc Chiêm trở thành một Tiến sĩ âm nhạc của dòng nhạc bác học, cổ điển. Và con người thứ ba là nghệ sĩ biểu diễn, anh cũng rất xuất sắc với nhiều vai diễn trong các nhạc kịch lớn của thế giới (như nhạc kịch Viên đạn thần của Weber), của nước nhà như vai Lý Công Uẩn trong vở thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long.... Rồi những chương trình biểu diễn lớn trong và ngoài nước, rồi những giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế như Giải nhất opera (năm 2000), Cúp bạc tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Bình Nhưỡng (năm 2000), Cúp vàng - Liên hoan Âm nhạc quốc tế Bình Nhưỡng (năm 2004)… Giọng hát Quốc Hưng được kể như một giọng hát vàng, vô cùng quý hiếm, với âm vực rộng, vô cùng đắc địa ở khu vực trầm lớn, được thế giới trân trọng và đánh giá cao. Năm 2019, Quốc Hưng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Trong ngày vui ấy của anh, tôi đã viết: "Trong tiếng hát, trong sự thành đạt và trong hạnh phúc lớn lao của một giọng hát nam trầm xuất sắc nhất hiện nay: NSND Quốc Hưng, tôi xúc động và sung sướng được gặp lại những người bạn nghệ thuật rất thân thiết của mẹ tôi (nghệ sĩ Tân Nhân - PV) ở cùng Nhà hát hay trên bước đường nghệ thuật: NSND Quý Dương, NSND Trần Hiếu, NSND Trung Kiên, NSƯT Diệu Thúy, NSND Quang Thọ... Anh là người học trò xuất sắc của những nhà giáo - nghệ sĩ trên, đã tiếp thu tinh hoa và kế tục rất xứng đáng những người Thầy của mình". Ca khúc 'Lá cờ Đảng' (NSND Quốc Hưng và hợp xướng) Châu La Việt Loạn danh xưng của showbiz Việt bị lên án trên sóng VTVChương trình Thời sự 23h trên VTV1 đêm 7/7 đã đề cập đến câu chuyện: Loạn danh xưng - trách nhiệm của truyền thông. |