Là giảng viên tại một đại học ở nước Úc,ẹViệtởnướcngoàidạyconphongtụcTếtquêhươkèo nhà cái 88 net trực tiếp mỗi dịp đến Tết cổ truyền cũng là lúc chị Nguyễn Thị Lan Hương vẫn phải tất bật với công việc. Thế nhưng dù bận đến mấy, vào ngày mùng 1 Tết, nếu không phải là ngày cuối tuần, chị cũng sẽ xin nghỉ phép một ngày để cùng gia đình đón không khí Tết quê hương.
“Những ngày này, ở 4 khu dân cư đông người Việt tại Melbourne cũng đều được trang hoàng rực rỡ. Luân phiên 1 tháng trước Tết, cứ vào thứ 7, Chủ nhật, từng khu sẽ tổ chức hội chợ Tết Việt, bán rất nhiều thứ đặc trưng của ngày Tết như ở Việt Nam. Không khí ấy lại càng khiến những người xa quê cảm thấy nhớ quê hương da diết”, chị Hương nói.
Sang Úc đến nay đã hơn 10 năm, cô con gái út năm nay cũng lên 9 tuổi, nhưng chị Hương mới có 2 dịp được đón Tết tại quê nhà. Để các con có được những trải nghiệm chân thực về vị Tết quê hương, bà mẹ Việt cố gắng tái hiện lại đầy đủ nhất những phong tục tập quán thường có vào ngày Tết giống như khi còn ở Việt Nam.
“Năm nào cũng thế, dù xa quê nhưng cả gia đình tôi vẫn cố gắng tự gói một nồi bánh chưng cùng với nhóm bạn bè thân thiết – cũng là những người Việt sống xa quê. Việc gói bánh vừa mang tới không khí Tết, vừa giúp mỗi người vơi bớt nỗi nhớ quê nhà. Ngoài ra, chúng tôi cũng cùng nhau làm mâm ngũ quả, nấu những món ăn truyền thống, cùng mặc áo dài, trao tặng nhau lì xì và lời chúc mừng năm mới…”.
Dù xa quê nhưng gia đình chị Hương vẫn cố gắng tự gói một nồi bánh chưng cùng với nhóm bạn bè thân thiết.
Những hoạt động này đã được gia đình chị Hương duy trì suốt nhiều năm nay. Ngoài ra, gia đình chị vẫn có một bàn thờ gia tiên ở trong phòng khách. Mỗi dịp lễ Tết, sau khi bày mâm cơm cúng, chị sẽ cùng các con đứng nghiêm trang trước bàn thờ để khấn ông bà, tổ tiên.
Theo chị Hương, Melbourne vốn được biết tới là thành phố đa văn hóa bậc nhất trên thế giới.
“Do đó, tôi hy vọng, việc giữ những tập tục truyền thống như vậy sẽ nhắc nhớ các con sau này, dù ở đâu cũng sẽ nhớ về nguồn cội của mình”, chị Hương nói.
Đây là cách các bà mẹ Việt nhắc nhớ các con về nguồn cội.
Lấy chồng Nhật Bản và đã định cư tại đây gần 15 năm, nhưng với chị Phạm Thu Phương, Tết Nguyên đán vẫn là chuỗi ngày rất đặc biệt.
“Dù xa nhà đã lâu nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, lòng tôi lại chộn rộn nhớ hương vị Tết quê hương. Năm nay, dù đã có dự định từ trước, nhưng vì Covid-19, cả gia đình không thể về Việt Nam sum vầy. Những ngày giáp Tết, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương càng thêm cháy bỏng”, chị nói.
Không thể về Việt Nam đón Tết, nhưng chị Phương vẫn cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để giúp các con có thể cảm nhận trọn vẹn không khí ngày Tết quê hương.
“Tết là dịp để các con – vốn sinh ra ở nước ngoài – được tận mắt trải nghiệm và biết thêm những phong tục tập quán của quê hương, bản xứ. Vì thế, trước Tết vài ngày, cả gia đình đã quyết định lái xe gần 1 tiếng đồng hồ để tới cửa hàng Việt Nam, ghé mua một vài thực phẩm, nguyên liệu cần thiết để chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết như bánh chưng, gói bánh đa nem, giò, bún phở khô, nấm hương, mộc nhĩ,… cùng một vài cành đào tượng trưng để về trang trí nhà cửa”.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để chị Phương nói cho các con nghe về những ký ức Tết xưa của mẹ và cả Tết nay, như vào những ngày cuối năm, cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp; trẻ con sẽ được sắm sửa quần áo mới, được nhận lì xì và những lời may mắn đầu năm.
Chị cũng giữ cho con một thói quen, cứ vào mùng 1 Tết hàng năm, cả nhà sẽ gọi điện về cho ông bà ngoại và họ hàng để chúc mừng năm mới. Đây cũng là cách chị dạy các con nhớ về văn hóa Việt.
Theo chị Phương, mặc dù sống xa quê, nhưng chị không có cảm giác tủi thân vào mỗi dịp Tết, do bố mẹ chồng người Nhật rất thương con dâu. Vào những ngày này, ông bà vẫn khuyến khích các con tổ chức và nấu các món ăn Việt Nam, đồng thời dành thời gian để đi thăm những người bạn Việt hiện cũng đang sinh sống tại Nhật Bản.
Mâm ngũ quả ngày Tết của những người con xa quê.
Tại thủ đô Moskva, Nga, chị Huỳnh Như Nguyệt cũng cố gắng chuẩn bị đón Tết thật đầy đủ và ấm áp với bánh chưng, giò và canh măng. Dù đã xa quê 15 năm, nhưng chị Nguyệt vẫn quyết “giữ trọn nếp nhà Việt” bằng những món ăn dân dã, giúp các con có thể cảm nhận đầy đủ nhất hương vị ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Để con luôn nhớ về nguồn cội của mình, chị Nguyệt còn “kéo” con cùng vào bếp, tự tay chuẩn bị những món ăn ngày Tết. Bà mẹ Việt tự hào, dù được sinh ra ở nước ngoài, nhưng các con của chị rất thích món ăn Việt Nam, thậm chí có thể tự tay nấu những món ăn đặc trưng như phở gà, thịt kho rất thuần thục,…
Theo chị Nguyệt, việc dạy cho các con biết về những giá trị truyền thống là điều rất quan trọng.
“Nếu không có những giá trị văn hóa ấy, các con sẽ quên đi chính nguồn cội của mình và dễ bị hòa tan trọng một thế giới đa sắc tộc. Do đó, Tết chính là dịp để các con có thể cảm nhận được truyền thống văn hóa, bản sắc của Việt Nam, từ đó vun đắp thêm tình yêu quê hương, nguồn cội”, chị Nguyệt nói.
Thúy Nga
GS Dương Quang Trung – người vừa được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh bổ nhiệm là Giám đốc Nghiên cứu dành cho VietNamNet một cuộc trò chuyện, về khoa học và những điều… ngoài khoa học.
(责任编辑:Cúp C1)