ĐH Fulbright phản hồi về khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Mỹ_thongke bong da

- Thông báo mới nhất của Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) khẳng định khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV không phải là “khoản tiền còn lại từ chương trình VEF (Quỹ giáo dục Việt Nam)”.

“Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Cho đến thời điểm này,ĐHFulbrightphảnhồivềkhoảntiềntàitrợtừChínhphủMỹthongke bong da Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)”, thông báo phát hành ngày 9/6 viết.

Trước đó, xuất hiện thông tin trên cho biết, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng).

Về nguồn gốc của số tiền tài trợ từ Chính phủ Mỹ cho FUV, thông báo này giải thích: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:

Thứ nhất, theoĐạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 - Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015)được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam.

“Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam (Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD)”, thông báo cho hay.

Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.

Như vậy, theo thông báo này, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từQuỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund).

Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.

Vào năm 2000, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập VEF. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Thông báo cũng khẳng định, ông Bob Kerry, hiện là Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV đóng vai trò trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ.

Hà Phương

Chuyện Fulbright: Xóa thù hận chứ không được quyền xóa lịch sử
Cúp C2
上一篇:Cuối năm 2022, dòng tiền bất động sản chuyển hướng 
下一篇:Nga thông báo tập trận lớn chưa từng có với TQ và Mông Cổ