Sau những bài chia sẻ về tục chôn cất,ênbỏtụcbốcmộđilạchậulắmrồti le keo bong da 88 cải táng mộ cho người đã khuất ở khu vực Hà Nội và một số địa phương, báo VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả.
Cát bụi trả về với cát bụi
Độc giả Nhiên Đặng rất đồng tình với ý kiến của nhân vật trong bài viết: Tôi dặn con: Bố chết, cứ mang đi hỏa thiêu, đừng chôn cất làm gì.
Nhiên Đặng viết: ‘Ngoài việc đồng ý với ý kiến trong bài viết, tôi còn có nguyện vọng, khi trút hơi thở cuối cùng thì được hiến tạng cho y học. Tôi mong việc làm đó có thể khiến người khác tìm lại sự sống. Còn xác này thì mang đi hỏa táng và rải tro xuống biển hồ cho về với cát bụi. Như vậy là xong 1 kiếp người.
Nếu thương và yêu nhau, hãy đối xử với nhau thật tốt ngay từ bây giờ, đừng để đến lúc phải hối tiếc’.
‘Vợ chồng tôi đã di chúc hiến tạng khi chết não, phần còn lại sẽ hoả táng, vừa sạch sẽ, bảo vệ môi trường, đỡ tốn kém, vừa đỡ phiền người sống không cần thiết’, một độc giả khác viết.
Độc giả Phạm Thanh Hải cũng đồng tình với việc nên hỏa thiêu thay vì chôn cất người mất, sau đó lại cải táng. Độc giả này giải thích: ‘Năm 2000, tôi đã từng trực tiếp sang cát cho bà nội. Tôi thấy chuyển từ địa táng sang hỏa táng là rất cần để đỡ tốn đất, đỡ ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ bệnh tật cho người thân - những người trực tiếp xuống mộ mò xương. Bởi theo lệ quê tôi, con trai trưởng hoặc cháu đích tôn phải là người trực tiếp làm việc đó’.
‘Tôi cũng gốc Bắc, nhưng vào Nam sinh sống gần 40 năm rồi. Trong Nam, chết là chôn, nếu có điều kiện thì chôn xong xây mộ luôn. Nếu chưa có điều kiện thì 5-7 năm sau xây mộ. Nhưng thường là chôn xong xây mộ luôn, vì tiền phúng điếu đem xây mộ là đủ, thiếu tí chút thì con cháu bỏ thêm.
Lúc nghe nói, ở quê tôi, chôn người xong 7-8 năm bốc lên lấy xương cốt chôn lại, mọi người đều ghê sợ. Bố, mẹ, chị tôi người Bắc, khi chết ở trong Nam cũng chôn xong xây mộ luôn, không bốc lên để sang tiểu.
Tôi cho rằng, nên bỏ tục lệ bốc mộ đi. Nếu có điều kiện thì hoả táng là tốt nhất’, độc giả Hải Bùi viết.
‘Tôi cũng sống ở đồng bằng Bắc Bộ, thấy nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’. ‘Đúng là xã hội văn minh thì hỏa táng sạch sẽ nhất với nơi đất chật người đông như đô thị. Còn làng quê thì cũng nên được tuyên truyền sớm, hỏa táng là sạch sẽ văn minh nhất’, độc giả Nam Bình đồng tình.
Một độc giả lớn tuổi của VietNamNet cũng viết: Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là một mai cha mẹ mất thì hãy đưa đi thiêu rồi hôm nào đi biển thì đem tro ra biển mà rải. Cát bụi trả về cát bụi. Không làm phiền con cháu’.
'Đã là phong tục thì nên tôn trọng'!
Bên cạnh ý kiến cho rằng, người đã khuất nên được hỏa táng, thay vì chôn cất sau đó lại cải táng, nhiều độc giả khẳng định, cách thức tổ chức tang ma cần phải được giữ nguyên. Đó là phong tục, cũng là nét văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
‘Thời đại nào cũng có phong tục tập quán, mình nên tôn trọng điều đó! Không có ngày xưa thì sao có hôm nay!’, độc giả Long1965 viết.
‘Cứ nghĩ đến việc, người thân vừa mất đã bị đưa vào lò hỏa thiêu, thành một nắm tro tàn là tôi thấy đau lòng’, độc giả Liên Nguyễn viết.
Một độc giả giấu tên cũng gửi ý kiến, thể hiện sự bất bình với quan điểm, người mất nên được đưa đến nhà tang lễ, sau đó đưa đi hỏa thiêu trong bài viết Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổ: ‘Bố mẹ cả đời lao động vất vả mới mua được mảnh đất xây nhà, cho con nơi ăn ở ấm êm, nuôi các con ăn học thành người! Vậy mà khi khuất núi con lại muốn đẩy ra nhà xác, nhà tang lễ cho cho đỡ ô nhiễm, ồn ào! Thật buồn cho những người con như vậy, chẳng bù cho nhiều người bây giờ còn lặng lẽ sống chung, chăm sóc cho các phần mộ vô danh mà không yêu cầu một điều nào’.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!(责任编辑:Cúp C1)