Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Là “lá phổi” của trái đất,ủtướngĐóngcửarừngtựnhiênnghiêmcấmphárừnglấyđấlịch thi đấu epl rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sáng 20-6, một hội nghị quy mô lớn do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì với nội dung bàn về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 đã được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Dự hội nghị có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ ngành liên quan, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và lãnh đạo 5 tỉnh miền núi Tây Nguyên.
Diện tích Tây Nguyên chiếm phần đỉnh của dãy núi Trường Sơn Nam như “nóc nhà” khu vực ngã ba Đông Dương. Bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên là vấn đề đặc biệt quan trọng không những cho nội vùng mà còn có vai trò chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tài nguyên rừng còn gắn với không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, thời gian qua, điều đáng lo ngại là diện tích, chất lượng rừng khu vực này tiếp tục suy giảm nghiêm trọng.
Diện tích rừng Tây Nguyên sụt giảm nghiêm trọng
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến ngày 31-12-2014, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên là 3.354.194ha, trong đó đất có rừng giảm 180.000ha so với năm 2010.
Cũng theo phân tích của Bộ này, diện tích rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên giảm do 3 nguyên nhân chủ yếu như: Chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang rừng trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả; chuyển mục đích sử dụng sử dụng đất có rừng sang mục đích theo quy hoạch của địa phương như xây dựng công trình hạ tầng.
Nhưng nguyên nhân lớn nhất chính là nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác, sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Nguyên nhân này chiếm đến 45%.
Trong vòng 5 năm (từ 2010-2014), trữ lượng rừng khu vực Tây Nguỵên giảm hơn 57 triệu m3 (tương ứng giảm 17,4%), từ 327,5 triệu m3 năm 2010 xuống còn 270,5 triệu m3 năm 2015.
Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép xảy ra nghiêm trọng. Năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 6.034 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ, phát triển rừng , tăng 463 vụ so với năm 2014 (tương ứng 8,3% số vụ).
Một số hành vi vi phạm chủ yếu là phá rừng trái phép; lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép; khai thác gỗ và lâm sản trái pháp luật. Trọng điểm khai thác gỗ trái phép tập trung chủ yểu tại các khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực biên giới, khu vực giáp ranh; các rừng đặc dụng. Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2016, các lực lượng đã phát hiện và xử lý 1.724 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ, phát triển rừng .
Quyết tâm ngăn chặn nạn phá rừng
Cơ chế chính sách nào để khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên, ngăn chặn lâm tặc, nghiêm trị nạn phá rừng là những vấn đề được tranh luận gay gắt tại hội nghị. Lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên và các ban, bộ, ngành Trung ương đều quan ngại sâu sắc trước tình trạng suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng rừng ở vùng vốn được coi là Tây Nguyên xanh.
Các ý kiến tại hội nghị cho biết thêm, tỷ lệ rừng gỗ loại giàu ở Tây Nguyên chỉ còn 10,4%; loại trung bình là 22,7%, còn lại gần 67% là loại nghèo kiệt. Các loại gỗ quý có giá trị cao còn rất hiếm, chỉ có ở các vùng xa xôi hiểm trở, các loại thảo dược quý hiếm bị khai thác cạn kiệt, số lượng động vật rừng cũng giảm mạnh… Trong hơn 30 năm qua, Tây Nguyên mất hơn 1,5 triệu ha rừng; chiếm khoảng 41% diện tích rừng.
Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng cảnh báo: "Chúng ta có nhiều chính sách bảo vệ, phát triển rừng trong thời gian qua nhưng chưa thực sự hiệu quả. Hiểm họa mất rừng Tây Nguyên ngày càng tăng cao."
Lo lắng trước những lý do chính dẫn tới “chảy máu” rừng đại ngàn Tây Nguyên là nạn chuyển đổi rừng và phá rừng, lãnh đạo các bộ, ngành và vùng Tây Nguyên tha thiết đề nghị siết chặt công tác phối hợp; khắc phục bằng được vấn nạn di dân ngoài kế hoạch và thực trạng yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhiều lãnh đạo bộ, ngành thẳng thắn đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở chế biến gỗ, xóa bỏ các tụ điểm mua, bán gỗ, chế biến gỗ không phép; sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp, nông trường trên toàn vùng Tây Nguyên. Song song với đó, giải quyết sinh kế cho người dân, nhất là những hộ được giao rừng, trồng rừng, đào tạo nghề nông cho đồng bào dân tộc để người dân gắn bó lâu dài với rừng.
Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất trồng cây công nghiệp
Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, tình trạng phá rừng ở Tây Nguyên đã ở mức hết sức nghiêm trọng. Thủ tướng yêu cầu đưa vấn đề bảo vệ, phát triển rừng lên tầm cao mới trong trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách để phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh Tây Nguyên thời gian qua; trong đó có các mục tiêu phấn đấu nâng cao tỷ lệ che phủ rừng Tây Nguyên, song thực tế cho thấy, để đạt được mục tiêu đề ra là rất khó khăn bởi diện tích rừng còn lại rất ít.
Cho rằng, diện tích rừng Tây Nguyên tiếp tục suy giảm nghiêm trọng, liên tục những năm gần đây cả về diện tích, trữ lượng, độ che phủ rừng với 41% diện tích rừng đã bị mất, chất lượng rừng còn lại rất kém là vấn đề hết sức đáng lo ngại, Thủ tướng phân tích, tình trạng này gây nên mất đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp đến biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên. Nếu không chấn chỉnh, rừng Tây Nguyên sẽ kiệt quệ, hậu quả khôn lường là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Phân tích các nguyên nhân của tình trạng này xoay quanh các vấn đề thể chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, nhận thức của cấp ủy chính quyền địa phương, Thủ tướng nhận định, vấn đề cốt lõi là việc rừng còn vô chủ. Thực tế cho thấy chỉ có 4% diện tích rừng được giao cho các hộ dân quản lý, còn lại là các tổ chức, doanh nghiệp quản lý nhưng vẫn để mất rừng. Đất rừng không có chủ, hoặc có chủ nhưng lực lượng mỏng cùng với hiện tượng tiêu cực tham nhũng trong một bộ phận cán bộ chức năng dẫn đến để mất rừng diễn ra tương đối phổ biến.
Thủ tướng đánh giá, các lực lượng chức năng chưa thực sự làm tròn trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển và quản lý rừng nhất là Kiểm lâm, Công an. Số lượng vụ việc vi phạm phát hiện được còn ít, điều tra xét xử còn thiếu nghiêm minh; chưa làm đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là tình trạng di dân tự do, vô tổ chức từ nhiều tỉnh thành, nhất là khu vực phía Bắc ào ạt dẫn đến gia tăng hành vi phá rừng, lấy đất trồng cây công nghiệp.
Đánh giá một cách tổng quát, Thủ tướng nhìn nhận, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng thời gian qua, các giải pháp trong vấn đề này chưa thực sự có hiệu quả, chưa đi vào cuộc sống.
Nhắc lại mục tiêu đến 2020, nâng tỷ lệ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên lên 59%, Thủ tướng đề nghị các địa phương phấn đấu quyết liệt, mạnh mẽ với và các giải pháp khả thi, bền vững.
Thủ tướng khẳng định, quan điểm của Chính phủ là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, gắn với việc nâng cao đời sống người dân ở địa phương có rừng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha từng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh. Không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
Cho rằng hiện đã có một diện tích cây cao su, càphê và cây công nghiệp khá lớn để phục vụ mục đích này, Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền cần rút kinh nghiệm sâu sắc về trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên. Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo lực lượng Công an, Kiểm sát, Tòa án, Quân đội cùng vào cuộc để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hành vi phá rừng đã và đang xảy ra. Làm rõ trách nhiệm từng cán bộ phụ trách trên mỗi địa bàn, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ, rừng tự nhiên và đề nghị nhân dân cùng cơ quan chức năng giám sát thực thi vấn đề này nhằm ngăn chặn bằng được đầu ra của nạn phá rừng, khai thác gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, tiến hành sắp xếp lại các nông, lâm trường để đảm bảo đất rừng có chủ, không “phát canh thu tô” đất rừng và rừng trong bối cảnh người dân không có đất sản xuất.
Thủ tướng cũng ra lệnh ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chính sách rừng, đất rừng; dừng hoạt động đối với các chủ dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế hoặc không chi trả chi phí bồi thường đất rừng và rừng. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chính sách đãi ngộ đối với người trồng rừng; bên cạnh việc phê phán các hành vi tàn phá rừng cần làm tốt việc tôn vinh, biểu dương người có công trong bảo vệ, phát triển rừng.
Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương phải nghiêm khắc xử lý hành vi phạm pháp luật, nhất là đối với các chủ buôn lậu gỗ về hành vi tàn phá rừng. Yêu cầu ngăn chặn ngay tình trạng chống người thi hành công vụ, hành hung lực lượng kiểm lâm diễn ra nghiêm trọng, Thủ tướng cũng đề nghị nghiêm khắc xử lý các chủ rừng và các cá nhân có hành vi tiêu cực, móc nối để cho các đối tượng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.
Cùng với việc lập kế hoạch khôi phục rừng, Thủ tướng cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tây Nguyên phải giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, xã trên địa bàn./.
Theo TTXVN