Trần Trọng Kha vừa tốt nghiệp xuất sắc chương trình tiên tiến ngành Thú y,ốtnghiệpbácsĩThúyxuấtsắcVớiemnghềrấtcaoquýlịch bóng đá net Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. 6 năm trước Kha cũng là thủ khoa đầu vào của trường này với số điểm 27. Thế nhưng ngành Thú y không phải là mục tiêu ban đầu Kha hướng tới. Hồi học cấp ba, Kha hứng thú với môn Vật lý nên dự định sẽ theo ngành kỹ thuật ở một trường đại học lớn. Suy nghĩ kỹ, Kha nhận thấy chỉ đam mê môn Lý là chưa đủ để theo ngành kỹ thuật. Nhiều lần cân nhắc, Trọng Kha quyết định “bẻ lái” chọn ngành Thú y của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vì nghĩ làm việc với động vật sẽ rất thú vị. Bản thân Kha cũng yêu thích các chương trình động vật từ nhỏ. Mồ côi cha từ năm học lớp 3, Trọng Kha biết ơn mẹ phải bươn chải lo cho hai chị em ăn học. Từ lúc học cấp 2 cậu đã cố gắng “chín sớm” khi làm chủ hoàn toàn việc học. Lựa chọn ngành Thú y của Kha được mẹ ủng hộ. Bạn bè thấy Kha đam mê môn Lý nhưng chọn Thú y cũng tôn trọng vì nghĩ mỗi người có một mục tiêu riêng. Không áp lực vì thủ khoa Trở thành thủ khoa đầu vào nhưng với Trọng Kha điều này không áp lực. Năm thứ nhất, Kha thoải mái trong học và chơi. Một chút khó khăn cậu gặp phải là khả năng Tiếng Anh không được tốt nên Kha quyết tâm cải thiện và học nhiều hơn. Tân bác sĩ Thú y cho rằng trong học tập có 2 yếu tố chính để quyết định là mục tiêu và sự kiên trì. Để học hiệu quả việc xác lập mục tiêu học để làm gì rất quan trọng. “Quá trình học em biết có rất nhiều vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực Thú y mà cụ thể như sự đề kháng- kháng sinh trên vật nuôi. Em muốn học thật tốt để sau này có thể giải quyết được một vấn đề trong số đó”. Trọng Kha cũng cho rằng sự kiên trì trong học tập là rất cần thiết. Chứng kiến nhiều bạn bè từ học hiểu bài để ứng dụng chuyển thành học thuộc để đủ điểm vượt qua môn học, nhưng Trọng Kha luôn giữ sự lì lợm, cố gắng học để hiểu bài vì biết rằng các bài học luôn có sự liên quan chặt chẽ và học kỹ các môn phía trước sẽ giúp dễ dàng tiếp thu các môn phía sau. Lựa chọn việc đi làm thêm cũng được Trọng Kha cân nhắc phải là công việc phù hợp với ngành nghề đang học. Thay vì làm part-time ở các cửa hàng tiện lợi hay gia sư, Kha xin vào các bộ môn để phụ giúp thầy cô các công việc có liên quan đến ngành nghề. “Em nghĩ những kinh nghiệm mình đạt được khi đó chính là nguồn “thu nhập” của bản thân. Điều này sẽ giúp em rất nhiều cho công việc sau này và giờ đây là hoàn toàn đúng” – Kha đúc kết. Quan điểm sống của Kha là chơi hết mình, học và làm việc hết sức. Cậu luôn cố gắng điều chỉnh để cân bằng giữa việc học, làm và việc vui chơi giải trí. Trọng Kha kể hồi cấp 3 cậu vô tình tìm được khoá học online môn Vật lý của một nhà giáo nổi tiếng. Ban đầu Kha chỉ có ý định xem cho vui nhưng qua vài bài giảng liền bị thu hút bởi cách dạy của thầy giáo này. Không chỉ dạy lý thuyết suông rồi giải bài tập, thầy giáo rất chú trọng việc giải thích lý thuyết sao cho học sinh hiểu và biết được kiến thức đó sẽ được ứng dụng vào lãnh vực nào. Kha rút ra kết luận cho riêng mình là học thì phải biết cái mình học, ứng dụng vào cuộc sống. Nghề bác sĩ Thú y cũng cao quý Trọng Kha tâm sự từng nghe nhiều người có quan niệm rằng học Thú y là đi chích chó, chích mèo, thậm chí dân dã hơn là đi thiến heo dạo. Nhiều người còn đem nghề thú y ra so sánh với nhân y và tiếc nuối khi Kha không chọn nghề nhân y. Với Kha nghề thú y không chỉ như vây mà rất cao quý và vai trò của người bác sĩ thú y rất quan trọng trong một xã hội phát triển. Ở các nước phát triển, bác sĩ thú y nhận được sự kính trọng không thua gì bác sĩ nhân y vì họ không những bảo vệ sức khoẻ động vật mà còn gián tiếp bảo vệ sức khoẻ con người. “Trong quá trình học trên giảng đường, em tiếp thu được một khái niệm rất hay đó là One Health, có nghĩa là một sức khoẻ. Trong đó, sức khoẻ của vật nuôi là nòng cốt để bảo vệ sức khoẻ của con người, do một số bệnh truyền lây từ động vật sang con người, nên nếu ngăn chặn ngay từ con vật thì con người sẽ được an toàn”- cậu nói. 6 tháng trước khi tốt nghiệp, Trọng Kha đã được nhận vào cho một công ty thuốc thú y ở TP.HCM với lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. Trọng Kha vui vì những kiến thức học trên giảng được ứng dụng khi đi làm. Nam bác sĩ Thú y bật mí mình là một fan của Elon Musk - một tỷ phú mà các hoạt động kinh doanh của ông đều hướng tới những điều tốt đẹp cho nhân loại. “Khả năng làm việc siêu hạng của Elon (85 đến 100 giờ làm việc mỗi tuần) để điều hành hàng loạt công ty là điều khiến em vô cùng nể phục và mến mộ”- cậu nói. Lê Huyền Thủ khoa các khối thi năm 2020 đã đưa ra quyết định cuối cùng về ngành và trường đại học mà mình sẽ theo đuổi.Trần Trọng Kha, Thủ khoa đầu vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa tốt nghiệp xuất sắc ngành Thú y Các thủ khoa năm 2020 chọn vào đại học nào?