Sự suy thoái của xe điện (BEV) đang hiện diện trên khắp châu Âu đã thúc đẩy các sản xuất ô tô phải điều chỉnh chiến lược phát triển dòng xe này trong ngắn hạn.
TheốxeđiệntạichâuÂugiảmmạnhkhiếnnhiềuhãngxeđauđầutìmgiảiphákèo bóng đá hôm nay trực tiếpo dữ liệu bán hàng do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) công bố, trong tháng 8 vừa qua, doanh số bán xe BEV chỉ đạt tổng cộng 92.627 xe, giảm mạnh 43,9% so với trong cùng tháng 8/2023 (165.204 xe). Sự sụt giảm mạnh này khiến thị phần của xe BEV giảm xuống còn 14,4%, giảm so với mức 21% trước đó.
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp doanh số giảm, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh ở các thị trường xe điện lớn nhất châu Âu. Như thị trường ô tô Đức đã chứng kiến mức giảm đáng kinh ngạc là 68,8%, trong khi Pháp cũng không kém cạnh với mức giảm 33,1%.
Tuy nhiên, sự sụt giảm của phân khúc xe điện cũng bị ảnh hưởng bởi tổng doanh số của toàn thị trường. Khép lại tháng 8/2024, tổng doanh số đăng ký xe mới chỉ đạt 643.637 xe, giảm 18,3% so với tháng 8/2023. Đây cũng là kết quả bán hàng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Doanh số bán xe chạy bằng xăng giảm 17,1%, đạt 213.057 xe. Doanh số bán xe chạy bằng dầu diesel giảm 26,4%, tương đương 72.177 xe, trong khi xe hybrid cắm sạc (PHEV) giảm 22,3% với 45.590 xe được bán ra. Điều thú vị là chỉ có xe hybrid (HEV) tăng trưởng, ghi nhận mức tăng 6,6% với 201.552 xe.
Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, thị phần xe điện tại châu Âu hiện chỉ đang chiếm 12,6% với 902.011 lượt xe đăng ký mới. Điều này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với ngành công nghiệp ô tô.
Lý do là bởi nhiều nhà sản xuất ô tô đã đổ hàng tỷ USD vào các nỗ lực điện khí hóa để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về khí thải CO2, cũng như chuẩn bị cho lệnh cấm xe động cơ đốt trong (ICE) sắp tới ở châu Âu vào năm 2035. Thế nhưng, hiện tại họ đang phải đối mặt với thực tế là người tiêu dùng không chuyển sang xe điện nhanh như dự đoán ban đầu.
Trong một tuyên bố mới, hội đồng ACEA đã chỉ ra một số tác nhân quan trọng khiến thị trường xe điện rơi vào "quỹ đạo đi xuống liên tục". Trong đó, cơ sở hạ tầng sạc không đầy đủ, sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất, các ưu đãi về thuế kích thích mua xe không đủ, và nguồn cung cấp vật liệu thiết yếu không ổn định là những thách thức chính.
Ngoài ra, tình trạng kinh tế suy thoái nói chung và tâm lý chưa chấp nhận của người tiêu dùng càng làm trầm trọng thêm những vấn đề này, khiến các nhà sản xuất ô tô phải vật lộn với một tương lai không rõ ràng trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Trong tuyên bố của mình, các nhà sản xuất ô tô nhấn mạnh rằng "ngành công nghiệp không thể chờ đợi việc xem xét lại các quy định về CO2 vào năm 2026 và 2027". Thay vào đó, họ nhấn mạnh vào nhu cầu "hành động khẩn cấp và có ý nghĩa ngay bây giờ" để giải quyết những thách thức cấp bách này.
Trước tình hình kể trên, hội đồng ACEA đang đề xuất một "giải pháp tạm thời" khỏi các mục tiêu khí thải CO2 khắt khe hơn vào năm 2025 đối với ô tô và xe tải. Họ tin rằng các biện pháp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi suôn sẻ hơn sang phương tiện di chuyển không phát thải trong khi vẫn bảo vệ tương lai công nghiệp của châu Âu.
Theo Carscoops, ACEA
评论专区