‘Từ tự phát đến tự giác’
Mô hình “Thực hiện dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Quản lý hành chính về trật tự xã hội” (QLHCVTTXH) của Công an tỉnh Quảng Nam vừa ra mắt được một tháng.
Với hệ thống máy tính được bố trí tại chỗ,ảngNamphủsóngcôngdânsốTừtựphátđếntựgiásoi kèo thuy si doanh nghiệp, người dân cần làm các thủ tục hành chính, sẽ được hướng dẫn để dễ dàng thực hiện các yêu cầu như: xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD; cấp lại, đổi thẻ CCCD; đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng…
Khi doanh nghiệp, người dân đã sử dụng thành thạo các yêu cầu dịch vụ công trực tuyến, bước tiếp theo, công an Quảng Nam sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người có thể thực hiện tại gia đình, cộng đồng mà không cần phải đến cơ quan công an.
Anh Văn Cường (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) vừa trải nghiệm thủ tục cấp đổi căn cước công dân tại phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Nam.
“Tôi vừa thay đổi nơi thường trú nên đến đây để đăng ký các thủ tục hành chính theo quy định. Tại đây, tôi đã được cán bộ Công an hướng dẫn để tự thao tác đăng ký việc cấp đổi ngay trên cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Tôi đã biết cách làm, đã có thể đăng ký các dịch vụ công online ngay trên chiếc điện thoại hoặc máy tính của mình mà không cần phải đến làm trực tiếp tại cơ quan chính quyền nữa”, anh Cường chia sẻ
Trải nghiệm thực hành đăng ký thủ tục hành chính đơn giản, dễ làm trên máy điện thoại cá nhân khiến anh Cường rất phấn khởi. Từ nay, anh và người thân trong gia đình sẽ không còn bị động, không còn tốn thời gian chờ đợi, tốn thời gian đi lại để làm các thủ tục hành chính mỗi khi cần.
Thượng tá Phan Thanh Hồng, Trưởng phòng QLHCVTTXH, công an tỉnh Quảng Nam cho hay, đối với 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 6, lực lượng công an được giao, đảm nhận 11/25 dịch vụ.
Công an tỉnh Quảng Nam từ ngày 10/3 đã ra mắt mô hình “Thực hiện dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Quản lý hành chính về trật tự xã hội”.
“Sau hơn 1 tháng đưa vào hoạt động, mỗi ngày trung bình có hơn 10 lượt nộp hồ sơ trực tuyến về dịch vụ công. Đến nay, Công an tỉnh đã tổ chức, thực hiện đảm bảo 11/11 dịch vụ công trên cổng dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Chúng tôi đang cố gắng hướng người dân, doanh nghiệp thao tác trực tuyến để tạo lập thói quen từ tự phát đến tự giác. Theo ghi nhận, khi đã quen, mỗi thủ tục nộp trực tuyến diễn ra chỉ chưa đầy 10 phút”, ông Hồng nói.
Khi đã được phổ cập, người dân có thể dễ dàng xin xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD; cấp lại, đổi thẻ CCCD; đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng… ngay trên chính điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân.
Kết quả của thủ tục sẽ được công an tỉnh thông báo thông báo bằng nhiều cách thức, ví dụ, thông qua hệ thống zalo...
Lan tỏa đến các cơ sở xã, phường
Thượng tá Hồ Song Ân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, mô hình dịch vụ công trực tuyến của Công an Quảng Nam đang được nhân rộng, phủ sóng trong toàn tỉnh. Tại các huyện miền núi như Tây Giang, Tiên Phước..... mô hình dịch vụ công được đặt ngay tại trụ sở công an huyện.
Tuy nhiên, theo Thượng tá Hồ Song Ân, bên cạnh những điều đã đạt được, mô hình này đang gặp một số khó khăn. Nhiều hộ dân, đặc biệt những người nghèo, các hộ ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện thoại thông minh, thậm chí, nhiều người còn chưa biết về các thao tác dịch vụ công.
Thêm vào đó, để triển khai mô hình dịch vụ công trực tuyến phổ cập rộng rãi cần phải đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hạ tầng.
Không những thế, tại nhiều địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa... đường truyền mạng internet yếu, chập chờn cũng ảnh hưởng chất lượng của dịch vụ công trực tuyến. Bởi vậy, với những địa phương vùng sâu vùng xa cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, khắc phục hiện tượng mất sóng, sóng yếu... Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho hay.