Gót chân là vị trí chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương. Đau gót chân có thể xảy ra do đi giày không vừa,ácphươngphápđiềutrịđaugótchâkeo xien bong da hom nay đi đứng nhiều, hoạt động quá mức... Tuy nhiên, tình trạng đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa xương sụn, viêm gân gót chân, hội chứng ống cổ chân, viêm bao hoạt dịch khớp... ThS.BS Nguyễn Văn Tú, khoa Nội Cơ xương khớp, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết tình trạng đau gót chân không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân và kịp thời điều trị. Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm với hệ thống máy Acuson Sequoia hoặc chụp cộng hưởng từ với máy MRI 3 Tesla, X-quang, CT... Sau khi kiểm tra, nếu tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà bao gồm: Nghỉ ngơi, tránh đi hoặc đứng nhiều, hạn chế các hoạt động thể chất nặng. Nhờ đó, người bệnh giảm áp lực đè nén lên hệ xương, gân gót chân, giúp gân thư giãn và phục hồi dần. Chườm lạnh vào gót chân có thể giảm phản ứng viêm và đau cấp, hạn chế phù nề, giảm trương lực co cơ. Mỗi lần chườm khoảng 15 đến 20 phút, thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Đeo nẹpđể bất động bàn chân vào buổi tối. Phương pháp này có hiệu quả với những người thường bị đau gót chân nhiều vào buổi sáng. Chọn lót giày phù hợphoặc đổi sang giày chuyên dụng để giảm căng thẳng cho gân, nhất là người thường đi giày gót cao hoặc có bất thường ở xương bàn chân. Dùng thuốc giảm đaukhông kê đơn như naproxen, ibuprofen, aspirin... hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý dinh dưỡng như thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày có thể chống viêm và giảm đau hiệu quả.