Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ,ướngdẫnxửlýhơnsựcốtấncôngmạngvàocáchệthốngViệti le nha cai giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử quý II năm nay, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, nhận định: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh thời gian qua.
Cụ thể, trong tháng 6 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 1.723 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng gần 2,5 lần so với tháng 5/2023, tăng 46,3% so với cùng kỳ tháng 6 năm ngoái.
Tuy nhiên, lũy kế trong nửa đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 6.362 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 4,2% so với 6 tháng đầu năm 2022.
Với quan điểm xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân, thời gian tới, Bộ TT&TT vẫn tiếp tục tăng cường giám sát an toàn hệ thống thông tin, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết, phòng tránh. Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng tiếp tục có các văn bản cảnh báo cho các bộ, ngành, địa phương và các thành viên trong mạng lưới ứng cứu sự cố để đôn đốc việc rà soát điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.
Trước đó, Bộ TT&TT cũng đã xác định rõ sứ mệnh của lĩnh vực an toàn thông tin mạng là tạo lập niềm tin số trên môi trường mạng. Việc bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng cũng đồng nghĩa với bảo vệ hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và hoạt động của 100 triệu dân, gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình, 44.000 trường học, 14.000 cơ sở y tế... Đây là trách nhiệm chung, phải có sự chủ động vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, với nguyên tắc “thực sao ảo vậy”.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 ngày 30/6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã cho biết, một trong những kết quả nổi bật của lĩnh vực an toàn an ninh mạng nửa đầu năm nay là đã thiết lập được 3 nền tảng dùng chung trên cả nước để cung cấp công cụ hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương quản lý nhà nước, thực thi pháp luật, giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng. Đó là nền tảng Hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; và nền tảng hỗ trợ điều tra số.
Các nhiệm vụ trọng tâm được tập trung trong nửa cuối năm 2023 của lĩnh vực an toàn an ninh mạng gồm có: xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử.
Song song đó, tiếp tục duy trì thứ hạng 25 quốc tế của Việt Nam về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu – GCI; tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia, đồng thời đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản trên phạm vi toàn quốc.
Trần Thị Ngọc Minh, Nguyễn Văn Hùng, Vũ Việt Bảo Phùng