GĐKT VFF “chê phũ” tuyển Việt Nam
Trong ngày ra mắt cương vị GĐKT VFF,ểnViệtNambịchêkémPhũnhưngmàthậkèo brighton bên cạnh những lời hứa hẹn đưa bóng đá Việt Nam phát triển, chuyên gia người Nhật, Yusuke Adachi không ngại nói phũ phàng về đội tuyển của HLV Park Hang Seo.
Ông tuyên bố, bóng đá Việt Nam sẽ đuổi kịp, tiệm cận với bóng đá Nhật Bản trong... 30 năm tới:"Việt Nam có tiềm năng lớn. Tôi nghĩ 30 năm tới tuyển Việt Nam có thể đánh bại tuyển Nhật Bản”.
GĐKT Yusuke Adachi (áo vest đen) phát biểu rất phũ về BĐVN |
Lời phán thẳng tưng của GĐKT Yusuke Adachi khiến nhiều người cảm thấy phần nào tự ái.
Người hâm mộ càng phật lòng hơn, bởi 2 năm qua tuyển Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc cả về thành tích lẫn chuyên môn, trong đó đáng chú ý từng khiến Nhật Bản vất vả tại Asian Cup 2019 hay từng đánh bại đội bóng quê nhà của ông Yusuke tại Asiad 2018.
... nhưng đó lại là sự thật
Lời nhận xét của tân GĐKT Yusuke Adachi rõ ràng không dễ nghe và có phần thiếu tế nhị ngay trong ngày ra mắt, bắt đầu mối lương duyên giửa đôi bên.
Thế nhưng, dù người hâm mộ có cảm thấy phật lòng thì dưới góc nhìn thuần túy về chuyên môn dường như những đánh giá mà tân GĐKT của VFF đưa ra về đội tuyển hay cả nền bóng đá Việt Nam lại không có gì quá bất ngờ, hay sai biệt cho lắm.
dù Quang Hải và U23 Việt Nam từng đánh bại Nhật Bản ở Asiad 18 |
Không cần phải lấy cái đích đánh bại Nhật Bản hay Hàn Quốc, chỉ nhìn vào tốc độ phát triển hay sự chuyên nghiệp có tính đồng bộ của cả nền bóng đá sẽ nhìn thấy được phát biểu của ông Yusuke Adachi là tương đối chính xác.
Tính đến thời điểm hiện tại, giải VĐQG của Việt Nam đã có tròn 20 năm chuyển đổi mô hình từ nghiệp dư, bán chuyên sang chuyên nghiệp. Thế nhưng đến lúc này V-League cũng chỉ có khoảng 3-4 CLB đạt chuẩn so với yêu cầu từ AFC dành cho một đội bóng chuyên nghiệp.
nhưng ngẫm lại thì dường như phát biểu của tân GĐKT Nhật Bản lại chính xác |
Không chỉ có thế, suốt 20 năm kể từ khi chuyển đổi mô hình V-League vẫn chưa mang dáng dấp của một giải đấu chuyên nghiệp khi còn tồn tại quá nhiều vấn đề từ chuyên môn, năng lực điều hành giải đấu cho đến những vấn đề khác liên quan như trọng tài chẳng hạn.
Sự phát triển thiếu đồng bộ ấy khiến “bộ mặt" của cả nền bóng đá là ĐTQG phải đợi đến khi có được lứa cầu thủ xuất sắc được đào tạo bởi số ít những đội bóng đạt chuẩn chuyên nghiệp như Hà Nội FC, HAGL... cùng tài năng, vận son từ HLV Park Hang Seo mới... dám phất cờ và mơ bay ra khỏi khu vực.
Nhưng giấc mơ này cũng chỉ là nhất thời chứ chưa phải xuất phát từ nền tảng vững chắc của sự phát triển của cả nền bóng đá. Những người am hiểu chuyên môn tính rằng sau thế hệ những Quang Hải, Công Phượng... tuyển Việt Nam sẽ đối mặt khoảng trống lớn về thành tích.
Những gì nhìn thấy được để bóng đá Việt Nam thống trị khu vực bền vững như Thái Lan từng làm trước đây cũng đang là thách thức chứ chưa nói đến đuổi hay san bằng với các nền bóng đá lớn khác.
Thế nên ông Yusuke Adachi nói ra hơi phũ và thiếu tế nhị, nhưng lại rất thật đấy chứ!
Duy Nguyễn