Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Ngài Bruno Angelet,ủtịchQuốchộitiếpĐạisứEUAnhvàBắcIrelandvàĐứbrisbane – adelaide utd Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Ngày 17-6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) Bruno Angelet; Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Giles Lever và Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Christian Berger tại Việt Nam đến chào xã giao.
Chủ tịch Quốc hội chúc mừng ngài Bruno Angelet đảm nhiệm cương vị mới là Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy sự phát triển tích cực, nhanh chóng, mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu giữa Việt Nam với EU nói chung và các nước thành viên EU nói riêng trong thời gian qua. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao.
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc), thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), nhà đầu tư lớn và nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Thương mại hai chiều tăng trưởng tốt, đạt 41,8 tỷ USD trong năm 2015, tăng 12% so với năm 2014.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, hơn 25 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990, hai bên đã đi được một chặng dài và rất thành công, đồng thời cũng đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, cao hơn về chất.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU sớm hoàn tất thủ tục cuối cùng để Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) có hiệu lực; cùng Việt Nam rà soát pháp lý và đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), cũng như công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nghị viện châu Âu trong việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-EU. Quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu (EP) cũng được đẩy mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Việt Nam đánh giá cao tiếng nói và vai trò quốc tế của EU, hoan nghênh EU đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); bày tỏ mong muốn EU có tiếng nói hành động tích cực trong việc góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông.
Đại sứ Bruno Angelet cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp.
Chúc nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam có nhiệm kỳ công tác nhiều thành công, Đại sứ đã chia sẻ về hoạt động của EU trong chặng đường hình thành và phát triển đến nay.
Đại sứ cho biết, trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, cùng với nỗ lực thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại, kinh tế, Đại sứ sẽ tích cực chia sẻ kinh nghiệm phát triển của EU với Việt Nam.
Liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Đại sứ cho biết sẽ có đề xuất thúc đẩy để Nghị viện châu Âu sớm phê chuẩn FTA. Đại sứ cho rằng, hai bên cần chủ động cho lộ trình trong 2 năm tới...
Đại sứ cũng bày tỏ hoan nghênh về việc Quốc hội Việt Nam sẽ sớm kiện toàn các nhóm nghị sĩ hữu nghị, trong đó có nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-EU. Đại sứ cho rằng, chủ trương này sẽ góp phần tăng cường hiểu biết sâu sắc hơn nữa giữa các cơ quan lập pháp hai bên.
Tiếp Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, ngài Giles Lever, Chủ tịch Quốc hội đã gửi lời chúc mừng ngày sinh nhật lần thứ 90 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Anh là đối tác lớn của Việt Nam tại châu Âu và trên thế giới trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng.
Hai nước đã có bề dày quan hệ hơn 40 năm và mối quan hệ này đã được nâng lên mức Đối tác chiến lược vào năm 2011.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước phát triển tích cực thời gian qua, kim ngạch hai bên đạt 5,4 tỷ USD năm 2015, Việt Nam xuất khẩu đạt 4,6 tỷ USD, nhập khẩu từ Anh là 734 triệu USD.
Anh có 239 dự án FDI còn hiệu lực với vốn đăng ký 4,7 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các nước EU, thứ 15 trong các nước đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ trên cương vị của mình góp phần tăng cường sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp Anh tại Việt Nam trong các lĩnh vực có thế mạnh như tài chính-ngân hàng, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, khoa học-công nghệ, dầu khí, hàng không...
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Anh đã dành ODA ưu đãi cho Việt Nam 20 năm qua, giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, Việt Nam đang đứng trước khó khăn thách thức về biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn miền Trung Tây Nguyên, mong muốn Chính phủ Anh hỗ trợ lĩnh vực này nhằm góp phần hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của Việt Nam.
Đại sứ bày tỏ vui mừng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, cho rằng thương mại, đầu tư là lĩnh vực chủ chốt trong quan hệ song phương.
Đại sứ cho biết, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Anh đánh giá cao sự phát triển năng động của Việt Nam hiện nay và mong tăng cường sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đại sứ cho rằng, mặc dù chương trình ODA hỗ trợ Việt Nam đã kết thúc nhưng tiềm năng hợp tác hai nước còn rất lớn, trong đó có lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ.
Điển hình là kế hoạch hợp tác Chương trình Niu-tơn Việt Nam về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo 2015-2019 mà phía Anh hỗ trợ 10 triệu bảng Anh; hợp tác trong phòng chống tham nhũng; nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội; hỗ trợ chống biến đổi khí hậu thông qua các quỹ toàn cầu...
Bày tỏ vui mừng đón tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Christian Berger, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Đức hiện là đối tác tin cậy của Việt Nam.
Trong những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh đó, cơ chế tham vấn giữa Bộ Ngoại giao hai nước cũng được triển khai hiệu quả. Hai bên hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế như: Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN-EU.
Về kinh tế, Chủ tịch Quốc hội nhận định, Đức hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU, kim ngạch song phương đã đạt 9 tỷ USD năm 2015.
Tuy nhiên, đầu tư của Đức tại Việt Nam còn khiêm tốn ở mức 1,41 tỷ USD, đứng thứ 5 trong EU.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ Christian Berger tích cực thúc đẩy mối quan hệ thương mại, đầu tư để hai nước sớm đạt mục tiêu kim ngạch song phương 15-20 tỷ USD vào năm 2020...
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự cảm ơn Chính phủ Đức đã dành cho Việt Nam ODA là 2 tỷ euro những năm qua và 220 triệu euro cho giai đoạn từ 2015-2017; đánh giá đây là nguồn ODA hết sức quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, nhất là trong lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như đào tạo nghề, năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước thời gian qua, trong đó quan hệ hợp tác giữa các Ủy ban, Nhóm nghị sỹ hữu nghị hai nước phát triển hết sức tích cực.
Hiện Quốc hội Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là trong lĩnh vực tư pháp, rất cần sợ giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác từ phía Đức, một nước có hệ thống pháp luật phát triển cao.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cảm ơn nước Đức thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Đức sinh sống ổn định. Hiện cộng đồng người Việt tại Đức là 125.000 người, thực sự trở thành cầu nối tích cực cho quan hệ hai nước.
Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Christian Berger cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp.
Đại sứ cho biết, về hợp tác phát triển, Việt Nam hiện là đối tác chiến lược của Đức nên hiện không thuộc diện cắt giảm ODA.
Đại sứ đánh giá cao "Báo cáo Việt Nam 2035" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới biên soạn vừa qua đã đưa ra những khuyến nghị, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức để Việt Nam hướng tới trở thành nước thu nhập trung bình cao trong 20 năm tới.
Đại sứ cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển cũng như thế mạnh của Đức hiện nay, trong đó có nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề lao động. Theo Đại sứ, bên cạnh đội ngũ kỹ sư giỏi, Đức cũng có đội ngũ công nhân lành nghề.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, điều quan trọng là phải thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong đào tạo tay nghề và thuyết phục các bậc phụ huynh dựa trên năng lực học tập của con cái để ra quyết định hướng nghiệp cho con em mình trong tương lai là học đại học hay học nghề.
Bên cạnh đó Nhà nước cần phải thiết lập hệ thống đào tạo nghề, nâng cao trình độ giáo viên, trung tâm đào tạo nghề, cơ sở vệ tinh, giáo trình đào tạo nghề mới, phù hợp, được xây dựng cần dựa trên yêu cầu thực tế của doanh nghiệp…
Đại sứ bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hai nước thời gian qua hết sức tốt đẹp, nổi bật là một số dự án, công trình, trong đó có Tòa nhà Quốc hội Việt Nam...
Với những kết quả đạt được, Đại sứ cho rằng, để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, thời gian tới hai bên cần xúc tiến việc thành lập Phòng Thương mại công nghiệp để doanh nghiệp hai bên có thể thu nhận thông tin về môi trường đầu tư mỗi bên.
Đại sứ nhất trí với ý kiến đề xuất của Chủ tịch Quốc hội về việc tiếp tục chú trọng thúc đẩy hợp tác thông qua triển khai hiệu quả dự án Trường Đại học Việt - Đức, đưa dự án này thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo tiêu chuẩn quốc tế; tạo thuận lợi hơn nữa cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập tại Đức.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ về những trọng tâm công tác trong những năm đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sắp tới; trong đó Quốc hội Việt Nam tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong điều kiện đất nước đang hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…/.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)