Nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ (ASCO). Tiến sĩ Suneel Kamath,Đườngtinhluyệnthịtđỏcóthểlàmtăngnguycơungthưđạitràmachida vs bác sĩ ung thư đường tiêu hóa tại Cleveland Clinic, tác giả nghiên cứu, đã sử dụng công nghệ metabolomics để tìm kiếm sự khác biệt trong tế bào ung thư đại tràng của người lớn tuổi và trẻ tuổi.
Kết quả phát hiện người dưới 50 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng thường có nồng độ citrate thấp. Đây là chất được sản sinh trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Việc uống nhiều đồ có đường, ăn nhiều thịt đỏ hoặc chứng béo phì có thể gây dư thừa năng lượng, ảnh hưởng đến nồng độ citrate, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
Một số nghiên cứu trước đó cũng cho thấy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Helicobacter pylori (xoắn khuẩn có trong lớp niêm của thượng bì dạ dày) và tiết ra các cytokine gây viêm. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các amin dị vòng, cũng là tác nhân gây bệnh.
Theo tiến sĩ Kamath, nghiên cứu còn khá sơ bộ, cần có các phân tích chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị việc giảm tỷ lệ béo phì, giảm lượng thịt đỏ và đường trong chế độ ăn uống có thể phòng ngừa ung thư.
"Nghiên cứu này không có nghĩa là ‘đường nuôi dưỡng ung thư' ở những người đã mắc bệnh. Tuy nhiên, việc giảm đường ở người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh có thể giúp phòng ngừa ngay từ đầu", tiến sĩ Kamath nói.