Các tỉnh Bình Dương,ùngĐôngNamBộThựctiễnsinhđộngvềthuhúkết quả europa league hôm nay Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh là những địa phương phát triển năng động, có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) hiện đại... Có thể nói, đây đều là những “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư của cả nước.
Năng động phát triển
Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên quý giá, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, cửa ngõ giao thương quốc tế, các địa phương TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu là địa điểm lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó đã đưa các địa phương này luôn nằm trong tốp 5 của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó TP.Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Lãnh đạo tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 năm 2018 cho các doanh nghiệp. Ảnh: XUÂN THI
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Quốc tế Chutex (Khu công nghiệp Sóng Thần II, TX.Dĩ An). Ảnh: XUÂN THI
Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã thu hút được hơn 1.300 dự án FDI với vốn đăng ký khoảng 27,5 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp FDI chọn Đồng Nai là nơi đầu tiên đặt trụ sở nhà máy, sau một thời gian tiếp tục mở rộng đầu tư ra các tỉnh, thành khác và số vốn tăng gấp 2 - 5 lần. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các dự án FDI cấp mới có ngành nghề đa dạng, phù hợp định hướng thu hút vào các KCN của Đồng Nai, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra từ năm 2006.
Trong khi đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 343 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27,3 tỷ USD, trong đó các KCN thu hút 185 dự án với tổng vốn đăng ký 10,953 tỷ USD, ngoài KCN có 158 dự án với tổng vốn đăng ký 16,347 tỷ USD. Theo lãnh đạo tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nhiều dự án FDI quy mô lớn về công nghiệp, cảng biển, du lịch, dịch vụ, thương mại… góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, gia tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách Nhà nước và tạo thêm việc làm trên địa bàn tỉnh.
Nói về sức hấp dẫn của các “thỏi nam châm” thu hút vốn FDI vùng Đông Nam bộ không thể không kể đến ngôi vị số 1 của TP.Hồ Chí Minh. Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, đến nay, trong 63 tỉnh, thành phố có dự án FDI thì TP.Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 7.847 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 45,3 tỷ USD; thành phố Hà Nội đứng thứ 2 với 4.892 dự án, tổng số vốn đăng ký 39,2 tỷ USD. Theo UBND TP.Hồ Chí Minh, những năm gần đây, hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước bắt đầu tăng vọt, dần dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư (năm 2015 chiếm 5,4%, năm 2016 chiếm 48,6%, năm 2017 chiếm 49%), trở thành xu hướng mới của dòng vốn FDI.
Theo nhận định chung của lãnh đạo các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, nguồn vốn FDI đã bổ sung đáng kể nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đầu tư, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các địa phương. Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh, cho biết năm 1992, khối doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp hơn 15 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chiếm 0,6% tổng thu ngân sách thì đến năm 2016 thu ngân sách từ khối doanh nghiệp FDI đạt 48.700 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng thu ngân sách của thành phố.
Sự vươn lên của Bình Dương
Từ hơn 2 thập niên trước, Bình Dương tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hiện đại; chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ để làm nền tảng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; bảo đảm cho mức tăng trưởng của tỉnh liên tục đạt trên 13%/hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đã thu hút được 36.379 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với số vốn lên đến 296.989 tỷ đồng, tăng gấp 47 lần về số dự án, 32 lần về số vốn so năm 1997. Trong thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đã thu hút được 3.509 dự án từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký 32,2 tỷ USD, góp phần cho tỉnh Bình Dương vươn lên một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, cho biết các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư như công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại - dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao… đang thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và đã có nhiều dự án có quy mô vốn lớn được cấp phép. Có thể kể đến như 2 dự án kinh doanh dịch vụ logistics, bất động sản công nghiệp do Tập đoàn tài chính Warburg Pincus (Mỹ) liên doanh với Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư tại KCN Bàu Bàng và KCN Mỹ Phước 3 có tổng vốn đăng ký là 135,2 triệu USD.
Đến nay, Bình Dương đã thu hút được nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) hợp tác với Tổng Công ty Becamex IDC để thành lập liên doanh triển khai các dự án đầu tư có số vốn đăng ký lên tới 1,2 tỷ USD. Liên doanh này đang là “chủ công” trong việc đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng, phát triển đô thị… tại Thành phố mới Bình Dương. Chia sẻ về sự hợp tác với Becamex IDC, ông Oh Dong Kun, Phó Tổng Giám đốc Công ty Becamex Tokyu, cho biết hai bên đang triển khai Dự án giao thông thông minh, trước mắt Dự án xe buýt thông minh đã được đưa vào vận hành, mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian tới, Tập đoàn Tokyu sẽ mở rộng hợp tác hơn nữa với Becamex IDC.
Theo ông Trúc, năm nay Bình Dương tiếp tục đổi mới thu hút vốn FDI. Theo đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp tạo ra giá trị sản phẩm lớn, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đất đai, giảm dần các ngành nghề thâm dụng lao động. Sở sẽ phối hợp với Ban Quản lý các KCN, các công ty đầu tư và phát triển hạ tầng KCN tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư, tiếp thị thu hút đầu tư mới; cùng với đó rà soát và nắm bắt nhu cầu tăng vốn của các dự án đang triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tháng 1-2019, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1-2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số này, có 226 dự án FDI cấp phép mới với số vốn đăng ký 805 triệu USD, tăng 36,1% về số dự án và tăng 81,9% về vốn đăng ký; có 72 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 340,3 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước; còn lại là góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn FDI của các dự án cấp mới trong tháng 1-2019 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 591 triệu USD, chiếm 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành vận tải, kho bãi đạt 65,3 triệu USD, chiếm 8,1%. Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố, trong đó TP.Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước với tổng số vốn đăng ký 745,7 triệu USD, chiếm 39,1% tổng vốn đầu tư; Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 240 triệu USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư; Hải Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 125,7 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư.
M.NGUYỄN
评论专区