Đi phụ hồ về,ẹgiàcùngcựcraobánnhàlấytiềnthaythậtrận đấu giải ngoại hạng trung quốc chưa kịp thay bộ đồ lao động, ông Đào Văn Thường (61 tuổi, trú xóm 5, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) lại đổ nồi cơm vừa nấu ra cho nguội để ủ men nấu rượu. Gần 2 năm nay, kể từ ngày anh Đào Văn Thông (36 tuổi, con trai ông Thường) mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, gánh nặng dồn lên vai ông Thường. Thế nhưng, số tiền ông nhọc nhằn kiếm được không thấm tháp gì cho mỗi lần con chạy thận. Từ một người đàn ông khỏe mạnh, chỗ dựa cho cả gia đình nhưng khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, anh Thông sốc. Không thể tiếp tục công việc, anh xin nghỉ về quê để chạy thận. Từ đó đến nay, đều đặn tuần 3 buổi, anh Thông tự bắt xe buýt chặng đường 70km vào thành phố Vinh chạy thận nhân tạo rồi lại về. Bệnh tật hành hạ khiến sức khỏe của anh ngày càng yếu, huyết áp tăng thường xuyên. Những hôm không chạy thận, anh gắng gượng để chăm sóc 2 con nhỏ phụ vợ. "Tôi có cơ hội thay thận nhưng nhà chưa bán được. Chưa bao giờ tôi sợ chết như lúc này. 2 con còn quá nhỏ, đứa 5 tuổi và đứa 20 tháng. Bố mẹ già yếu rồi vẫn phải lo lắng cho tôi, thương lắm", anh Thông chia sẻ. Anh Thông kể, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh rời quê vào Thừa Thiên Huế làm thuê. Tại đây, anh gặp và nên duyên với chị Trần Thị Lan (36 tuổi, quê ở Huế). Sau kết hôn, 2 người về quê làm ăn. 8 năm trước, vợ chồng anh Thông quyết định ra Hà Nội, chồng đi giao hàng, vợ làm công nhân may. Cả 2 ra sức làm lụng, dành dụm rồi vay mượn thêm để điều trị bệnh hiếm muộn, mong kiếm đứa con. Sau thời gian dài chờ đợi, anh chị vỡ òa khi bé Đào Duy Anh Khôi (5 tuổi) chào đời. Sau sinh, chị Lan đưa con về quê sống chung với bố mẹ chồng. Anh Thông tiếp tục bám trụ Thủ đô với nghề giao hàng, kiếm sống. Gần 2 năm trước, khi bé Đào Ngọc Minh Châu (20 tháng tuổi, con gái thứ 2 của anh Thông) chào đời được 3 tháng, chưa kịp vui mừng thì anh Thông phát hiện bị suy thận giai đoạn cuối. "Trước đây, làm được đồng nào, vợ chồng tôi chắt bóp rồi vay mượn thêm để chạy chữa hiếm muộn. Gần 2 năm nay, chồng bệnh tật, 2 con nhỏ, tôi không biết xoay xở thế nào. Sắp tới, chồng có cơ hội thay thận nhưng tiền không có để phẫu thuật", chị Lan lo lắng. Ông Văn Đức Khoa, trưởng xóm 5 (xã Quỳnh Thạch) cho biết, vợ chồng anh Thông chưa có đất đai, nhà cửa, sống chung cùng cha mẹ trong căn nhà cấp 4. "Từ ngày anh Thông bị bệnh hiểm nghèo, địa phương, bà con thôn xóm đã đăng tin kêu gọi ủng hộ nhưng chỉ được phần nhỏ. Sắp tới, nghe nói anh Thông có cơ hội ghép thận nhưng số tiền quá lớn. Rất mong nhận được sự chung tay, giúp đỡ của độc giả để anh ấy được phẫu thuật, sớm hồi phục để cùng vợ chăm lo cho con nhỏ", ông Khoa chia sẻ. Ông Thường dù hơn 60 tuổi nhưng vẫn phải đi phụ hồ kiếm tiền để lo chạy chữa cho con. Bà Văn Thị Dung (57 tuổi, mẹ anh Thông) hàng ngày vẫn làm phu gạch, táp lô từ bãi lên các xe tải. Bà cho biết, ngày nào bốc nhiều gạch thì kiếm được 30.000-40.000 đồng. "Vừa rồi tìm được người có thận tương thích, sắp tới con sẽ ghép thận ở Huế với chi phí hết hơn 1,2 tỷ đồng. Tôi không biết xoay xở, vay mượn ở đâu nên đành rao bán căn nhà để lấy tiền phẫu thuật cho con. Nhà rao bán với giá thấp vẫn chưa có ai hỏi mua. Giờ tôi chỉ biết cầu cứu đến báo Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ con tôi với!", ông Thường khẩn cầu. Ngồi đếm những đồng tiền công vừa ứng được từ những ngày phụ hồ ít ỏi, ông Thường đưa hết cho con trai để chi phí cho những lần đi lại chạy thận sắp tới. Nhìn con tiều tụy trên giường bệnh, nghĩ đến chuỗi ngày dài đầy khó khăn phía trước, nước mắt người đàn cha lại rưng rưng.