您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?_nhận định kèo phạt góc 正文

Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?_nhận định kèo phạt góc

时间:2025-01-25 15:47:58 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tin thể thao 24H Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?_nhận định kèo phạt góc

 - Những người tôi gặp,ôiđãđượcngườikhiếmthịdạynhưthếnànhận định kèo phạt góc họ hơn nhiều người bình thường. Trong bóng tối, họ có thứ ánh sáng khác. Và dường như họ không bị xâm nhiễm bởi nhiều thói hư tật xấu ở đời.  

Bữa ăn trong bóng tối

Một tháng trước đây, tôi được dự một sự kiện đặc biệt: Một bữa ăn trong bóng tối.

Trong hội trường rất đông người được xếp ngồi theo số quy định với mỗi bàn, có những người mắt sáng và những người khiếm thị.

Những người mắt sáng được phát một chiếc băng bịt mắt với lời nhắc "Phải đeo băng trước khi bữa ăn được dọn ra".

Tôi định chụp ảnh cảnh đó để đăng báo - một thói quen khó có thể bỏ ngay được của người đã mấy chục năm trong nghề.

Nhưng rồi tôi nghĩ, để trải nghiệm, tôi nên làm giống mọi người.

{keywords}
 

Các bạn hẳn đã từng bịt mắt để ngủ trên ô tô, trên máy bay và thấy nó dễ chịu.

Nhưng các bạn sẽ không tưởng tượng được khi phải bịt mắt để ngồi trước bàn ăn. Một cảm giác hoàn toàn khác. Nó như một trò chơi, nhưng cảm giác bối rối, hơi lo lắng dường như là cảm xúc của tất cả mọi người.

Tôi đã nghĩ điều gì sẽ đến nếu bỗng dưng tôi không thể nhìn thấy ánh sáng? Tôi chìm trong bóng tối và thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, bất lực.

Người hướng dẫn nói: Các bạn mỗi người sẽ có một đĩa đồ ăn riêng... Trong đĩa có một bát nhỏ đựng thịt kho, trên mâm có một bát cơm, một bát canh chung... Các bạn chú ý, từ từ đưa tay về phía trước, tay bạn sẽ chạm nhẹ vào bát cơm. Bạn nhớ lần từng chút một xung quanh viền bát để hình dung về kích thước của nó...

Người hướng dẫn trấn an chúng tôi "nếu bạn gặp khó khăn, các bạn khiếm thị ở xung quanh sẽ có thể giúp đỡ"...

Điều tuyệt vời là thế đấy, những người khiếm thị sẽ dẫn đường cho những người mắt sáng, nhưng bị băng kín như chúng tôi. Trong bữa ăn bóng tối ấy, những người khiếm thị đi tiên phong, các bạn ấy là người dẫn dắt những kẻ mù lòa là chúng tôi...

Đương nhiên rồi

Họ có một thời gian dài thích nghi với bóng tối, thậm chí sinh ra đã sống trong bóng tối...Thế giới ánh sáng của họ hoàn toàn khác, vì nó ở trong tâm thức...

Họ biết cách để có thể tự sinh hoạt cá nhân, để di chuyển trong một thành phố đông đúc, để làm việc, giao tiếp, thậm chí học cách để tự vệ...

Nếu ai nghĩ những người khiếm thị là đáng thương thì thật đã nhầm rồi.

Họ mạnh mẽ hơn chúng ta rất nhiều. Bữa ăn bóng tối chỉ như một trải nghiệm nhỏ, một cách xượt qua thế giới của họ thôi. Dù chỉ cần thế cũng đủ cho nhiều người một cảm giác thật khó khăn, thật hoang mang và sau đó là sự khâm phục.

Chuyên gia trong bóng tối

Tôi đã từng đi Nam Định viết về một cô gái đỗ thủ khoa sư phạm, một cô gái từng có đôi mắt bình thường và sau đó đã gần như không nhìn thấy được sau biến cố.

"Em thấy có nhiều em bé sinh ra đã không nhìn được, nhưng các em ấy vẫn sống vui vẻ, em còn may mắn hơn rất nhiều thì tại sao không?".

Cô gái đó đã bắt đầu cuộc sống mới bằng cách đi qua đường như thế nào, làm sao có thể biết mà tránh những đoạn đường không bằng phẳng.

"Chị ơi, màu đỏ thế nào hả chị?"

"Chị ơi, em đang mặc một cái áo màu hồng, nó có hợp với da em không?"

"Da em màu nâu, theo chị màu gì thì hợp?"

Những câu hỏi như thế đã được đặt ra với cô gái ấy. Vì em là chuyên gia trong bóng tối, là người duy nhất từng biết đến những sắc màu của cuộc sống bình thường khi em sống giữa những cô cậu bé khiếm thị bẩm sinh.

Chuyên gia ấy đã được dạy ngược lại về bài học "sống trong bóng tối". Những cách đơn giản như làm thế nào để biết người đang nói chuyện với minh cao hay thấp, họ đứng xa hay gần mình, nhận biết qua giọng nói, qua hơi thở...

Cô gái ấy đã vượt qua khó khăn để quay lại giảng đường và trở thành thủ khoa, nhờ những sự giúp đỡ ban đầu trong bóng tối như thế.

Không bằng? Bằng? Hay hơn?

Chúng ta luôn nghĩ người bị khuyết một chức năng nào đó trên cơ thể nói chung và người khiếm thị nói riêng là người khuyết tật, là đối tượng yếu thế trong xã hội.

Và đương nhiên họ không thể bằng chúng ta.

Họ nên được ưu tiên.

Họ dễ bị thương hại.

Họ không được tin tưởng...

Các bạn ạ, tôi không hề nghĩ thế. Tôi đã hơn một lần ân hận và xấu hổ thậm tệ khi có ý nghĩ đó.

Cũng một thời gian không lâu trước đây, tôi bị chú ý vì biết có một câu lạc bộ báo chí của người khiếm thị.

Ai cũng biết người khiếm thị làm tăm, đi làm tầm quất thuê, mát xa...

Nhưng chắc ít ai tin có người khiếm thị là phóng viên. Người phụ trách chia sẻ những kinh nghiệm làm báo cho câu lạc bộ gồm những học sinh khiếm thị thích làm báo cũng chính là một người khiếm thị - bạn Lý Hoàng Văn.

Lý là cộng tác viên cho chương trình của VOV. Nghe bạn ấy kể về những chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, làm thế nào để người ta tin mà nhận lời trả lời phỏng vấn của một người khiếm thị, thậm chí làm thế nào để tác nghiệp được trong một sự kiện báo chí bình thường, tôi chợt hiểu có những điều một nhà báo lâu năm rồi có thể cũng phải học hỏi.

Ví như bạn ấy tìm hiểu rất kĩ về nhân vật mình sẽ gặp, đó là cách thể hiện sự tôn trọng, là thái độ nghiêm túc trong công việc... cách để tiếp cận nhân vật dễ dàng hơn...

Cũng chính từ CLB đó tôi biết thêm có một cô gái khiếm thị không chỉ tự tìm việc cho mình mà trở thành niềm hy vọng cho rất nhiều người khiếm thị khi trở thành người kết nối, hỗ trợ người khiếm thị tìm việc làm ở nhiều vị trí. Giỏi ngoại ngữ, bước ra khỏi biên giới VN... Thế giới của cô gái ấy rộng mở.

Trong sự kiện "bữa ăn bóng tối", người đại diện của cơ sở đang tiếp nhận nhưng người khiếm thị làm việc đã kể: "Nhiều người đến công ty tôi làm việc đã ngạc nhiên hỏi "cô ơi, có thật mấy em kia khiếm thị không?". Họ phải hỏi vì nhìn các cô gái mặc áo dài, mặt sáng láng, họ đi lại như bình thường, vừa đánh máy, in văn bản, nghe điện thoại và sẵn sàng đón khách, chỉ dẫn đường cho khách đến làm việc...".

Một nhóm các bạn trẻ trong sự kiện thuyết trình về dự án của mình bằng thiết bị trình chiếu với các clip hình ảnh, các phim ngắn tự làm...

Những người khiếm thị thật sự như chúng ta. Dĩ nhiên để như chúng ta, họ nỗ lực gấp ngàn lần, họ vượt qua chặng đường dài hơn chúng ta ngàn lần dù chỉ để cùng đến một đích như nhau.

Những người bình thường

Một cô bé tôi quen trong CLB Báo chí kể trên, một lần thấy em viết trên Facebook rằng em đi bán tinh dầu thơm để tiết kiệm tiền mua laptop.

Tôi điện thoại mua, một cách ủng hộ như vẫn làm với các chị/em khác bán hàng online.

Cô bé đó hẹn giao hàng cho tôi ở cơ quan. Nhưng hôm ấy em bận nên nhờ một bạn khác chuyển hàng.

Cậu bé giao hàng điện thoại cho tôi khi tôi không ở cơ quan. Tôi bảo "Em cứ đi vào trong, hỏi anh... và gửi hàng giúp chị".

Ngập ngừng một lúc, cậu bé nói: "Nhưng em là người khiếm thị chị ạ".

Tôi vội vàng xin lỗi và gọi cho một anh ở cơ quan đi ra ngoài cổng gặp. Tôi dặn anh đưa cho bạn ấy 500 ngàn, dù số tiền mua hàng chỉ 140 ngàn đồng.

Một lát sau anh ở cơ quan tôi điện thoại lại báo "Em ấy nói tiền hàng chỉ có 140 ngàn, nên không nhận nhiều hơn", tôi nói thế nào cũng không được. Cuối cùng thương thuyết để em ấy cầm 200 ngàn về đưa cho bạn kia.

Ngay sau đó, cô bé gọi cho tôi xác nhận "Em chỉ nhận 140 ngàn, với hai lọ dầu thôi ạ"...

Sự kiên quyết của cô bé làm tôi phải xin lỗi. Tôi nghĩ đơn giản như tôi hay làm để ủng hộ ai đó. Nhưng dường như tôi vừa khiến cô bé cảm thấy tổn thương. Tôi đã sai khi không rõ ràng trong ứng xử. Tôi là người mua hàng và người bán hàng đó chỉ lấy đủ số tiền cần nhận. Việc tôi cho thêm ít tiền khiến họ cảm thấy không vui.

Điều đó chợt khiến tôi hiểu một điều những người khiếm thị ấy, cái họ cần ở tôi chỉ là hãy coi họ như mọi người bình thường.

Thật ra những người tôi gặp, họ hơn nhiều người bình thường.

Trong bóng tối, họ có thứ ánh sáng khác. Và dường như họ không bị xâm nhiễm bởi nhiều thói hư tật xấu ở đời. Những đổ vỡ, tuyệt vọng luôn ngấp nghé đâu đó bên chúng ta, càng biết nhiều càng tuyệt vọng, càng biết nhiều càng dễ chán nản. Nhưng họ thật may mắn vì ít thấy những điều đó.

Thế giới của họ ngay thẳng, trong trẻo hơn, thuần khiết hơn...

Dĩ nhiên họ vẫn có khó khăn, vẫn đối diện với những chuyện buồn, sự vất vả. Nhưng khả năng bị khuyết tật tâm hồn của họ ít hơn chúng ta.

Tôi đã định viết về "bữa ăn bóng tối" như một bài báo. Nhưng tôi thấy thích hợp hơn cả là viết trên trang cá nhân. Vì việc xin xỏ để được đăng một bài báo kiểu như thế này là sự xúc phạm với những người tôi đã gặp.

Tôi không làm gì tốt cho họ cả, mà họ đang thổi ánh sáng của họ vào niềm tin dường như đang lụi tàn dần của tôi.

Bóng tối và ánh sáng, chẳng có định nghĩa nào là tuyệt đối đúng.

Vĩnh Hà

MC khiếm thị đầu tiên của VTV: “Người ta bảo bố mẹ chuẩn bị tiền vì chẳng ai nuôi tôi cả”

MC khiếm thị đầu tiên của VTV: “Người ta bảo bố mẹ chuẩn bị tiền vì chẳng ai nuôi tôi cả”

Làm việc ở VTV4 từ tháng 8/2017, Hương Giang trở thành MC đặc biệt nhất của Đài truyền hình Việt Nam. Giang kể về câu chuyện của mình với những gam màu đầy sắc tươi vui.