Ogawa Mimei - bậc thầy truyện thiếu nhi Nhật Bản - đã khẳng định: “Mỗi đứa trẻ đều mang trong mình một nhà thơ".
Và quả thật,ếgiớitruyệncổtíchhiệnđạitrongCaonguyêntrướcmùatuyếket qua nong da thế giới truyện cổ tích ông tạo nên trong cuốn sách Cao nguyên trước mùa tuyết(NXB Phụ nữ Việt Nam, Lightbooks phát hành) không chỉ dành riêng cho bạn đọc nhỏ tuổi, mà còn lay động hàng triệu con tim bằng sự kết hợp tinh tế giữa hiện thực và kỳ ảo, giữa chất thơ lãng mạn và những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Cao nguyên trước mùa tuyếtdẫn dắt độc giả phiêu du qua những vùng đất huyền bí, nơi ranh giới giữa thực và ảo mỏng manh như sương khói, để lại dư âm thật khó quên bởi nỗi buồn man mác chảy tràn trên câu từ:
“Hải cẩu mẹ đang cúi mình trên đỉnh tảng băng trôi, ngơ ngác nhìn xung quanh. Nó là một con hải cẩu có trái tim dịu dàng. Bởi chưa quên đứa con thân yêu đã mất tích vào đầu mùa thu của mình, mỗi ngày, nó đều nhìn quanh như thế.
‘Không biết đứa nhỏ đi đâu rồi... Hôm nay cũng chẳng thấy đâu’
Hải cẩu nghĩ thế. Gió lạnh vẫn không ngừng thổi. Hải cẩu mẹ mất con, nhìn thứ gì cũng thấy thật đau lòng. Nhìn nước biển khi ấy còn xanh mà nay đã hóa thành sắc bạc, nhìn bông tuyết trắng khẽ rơi lên mình, lòng nó lại tràn ngập nỗi đau…”- (trích Vầng trăng và hải cẩu).
Dòng chảy kỳ ảo trong văn học Nhật Bản tựa như một lạch suối ngầm, lúc ẩn lúc hiện, len lỏi vào từng chi tiết của đời sống. Người cá cô đơn khát khao hạnh phúc nơi trần gian, phản chiếu nỗi niềm sâu thẳm về sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Hình bóng người lữ khách bí ẩn như một ẩn dụ về lòng tốt, đức hy sinh và cả sự hữu hạn của đời người...
Sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo không làm lu mờ hiện thực, mà ngược lại càng tô đậm những chi tiết giản dị trong cuộc sống. Ogawa Mimei không sử dụng phép thuật hoa mỹ hay mà tập trung khai thác những bí ẩn chất chứa trong chính nội tâm con người.
Khép lại trang sách, dư âm của Cao nguyên trước mùa tuyết còn đọng lại mãi trong tâm hồn, vẫy gọi chúng ta trở về với vùng đất tuổi thơ, nơi những câu chuyện thần tiên luôn chứa đựng bao điều kỳ diệu.
“Ong nhỏ đang đậu trên lá đỏ, chợt bay lên, đáp xuống cục than đá đang lại gần. Bởi nó đang nghĩ không biết vật thể màu đen, sáng bóng này là gì.
Than mỉm cười, im lặng dõi theo chuyển động của sinh vật nhỏ này. Ong ngửi mùi than và liếm nó bằng cái miệng nhỏ nhắn của mình, cố gắng sử dụng các giác quan nhỏ bé của bản thân để biết nó đến từ đâu. Tuy nhiên, ong vẫn không thể biết được.
Đường ray cũng biết rõ chú ong này. Vì sinh vật nhỏ bé, nhanh nhẹn với đôi cánh xinh đẹp này luôn bay từ bông hoa nọ sang bông hoa kia ở khu vực gần đây…” – (trích Cao nguyên trước mùa tuyết)
Ogawa Mimei (1882-1961) là một tiểu thuyết gia người Nhật nổi tiếng thời tiền chiến. Ông thường được ví von là cha đẻ của văn học thiếu nhi hiện đại hay "Andersen của Nhật Bản". Mimei bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi còn rất trẻ nhưng đến năm 1926, ông mới chuyển hẳn sang lĩnh vực sáng tác cho trẻ em.
Lúc sinh thời, Mimei đã sáng tác hơn 1.200 truyện cổ tích, chứng tỏ bút lực dồi dào và trí tưởng tượng bay bổng. Những sáng tác dành cho độc giả nhí của ông được mô tả là "văn học thiếu nhi không phân biệt" - nghĩa là Ogawa Mimei chưa từng có ý định tách biệt tác phẩm của mình khỏi dòng chảy văn học chung của nhân loại.
Đọc sách để sống sâuTS.Nguyễn Mạnh Hùng - người sáng lập, điều hành của Thái Hà Books đã khẳng định như vậy trong buổi trò chuyện về “Sống sâu” và ra mắt tác phẩm cùng tên của tác giả Tuệ Lạc tại TPHCM.(责任编辑:World Cup)