Mới đây,ịchsaucơnđaungựbong da keo nha cai Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) tiếp nhận một phụ nữ tên T. (59 tuổi), cấp cứu vì cơn đau ngực trái. Trước đó 2 ngày, bà T. đang nấu cơm tối thì ngực trái đau nhói và cảm giác khó thở. Bà phải dừng tay và nằm nghỉ một lúc.
Sáng nhập viện, người bệnh tiếp tục đau nhói ngực, ở phía sau xương ức với mức độ nặng nề hơn và không giảm. Sợ tốn nhiều tiền điều trị, bà T. không muốn đến bệnh viện nhưng người chồng nhất quyết đưa vợ đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bác sĩ chẩn đoán bà T. bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch nuôi tim giờ thứ 3. Đây là bệnh lý cấp tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Theo bác sĩ Võ Tấn Được, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, phương pháp tốt nhất để điều trị trong trường hợp trên là phẫu thuật lấy cục máu đông trong lòng mạch máu, sau đó đặt stent tại vị trí tắc nghẽn. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp điều trị rất cao, vượt quá khả năng chi trả của gia đình người bệnh.
Trước tình thế trên, các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông cho bệnh nhân.
Bác sĩ Được cho hay đây không phải biện pháp tối nhưng có thể cứu sống người bệnh trong giai đoạn sớm của nhồi máu cơ tim, chi phí thấp hơn so việc can thiệp mạch máu.
“Kỹ thuật này đã được các bác sĩ tim mạch áp dụng thành thạo hơn 10 năm qua", bác sĩ nói.
Sau khi được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, bà T. giảm dần các dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu nuôi tim, vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh phải điều trị thêm khoảng 1 tuần mới có thể hồi phục sức khỏe.
Theo bác sĩ Lê Hồng Tuấn, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, điều trị nhồi máu cơ tim bằng can thiệp mạch vành qua da là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chi phí dao động từ 60-80 triệu đồng mỗi lần đặt stent, rất cao so với nhiều người bệnh.
Phương án dùng thuốc tiêu sợi huyết trong 3 giờ đầu sau nhồi máu có hiệu quả giúp tan cục máu đông cao tương đương can thiệp mạch vành. Bác sĩ Tuấn khẳng định nhiều trường hợp bị đột quỵ, tắc động mạch phổi, kẹt van tim cơ học, nhồi máu cơ tim cấp đã được cứu sống nhờ thuốc tiêu sợi huyết tại bệnh viện này.
Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm. Những đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim như: tuổi trung niên, tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm, có thói quen hút thuốc lá, lối sống ít vận động và tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Gần đây, nhồi máu cơ tim có dấu hiệu trẻ hóa.
Để phòng ngừa, mỗi người nên kiên trì tập thể dục phù hợp hàng ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, kiểm soát các bệnh lý nền có liên quan...
Tưởng đau dạ dày ai ngờ suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấpTrước đó, bệnh nhân có cơn đau thắt ngực như bóp nghẹt, uống thuốc viêm dạ dày không đỡ. Ngày 21/4, bà có triệu chứng tương tự, đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.(责任编辑:La liga)