Miền Bắc dốc sức chi viện miền Nam kết thúc kháng chiến chống Mỹ_ti so ac milan

 人参与 | 时间:2025-01-13 10:01:06

Sau Hiệp định Pa-ri được ký kết (27-1-1973),ềnBắcdốcsứcchiviệnmiềnNamkếtthúckhángchiếnchốngMỹti so ac milan cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương do chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ để lại và thực hiện khôi phục, phát triển kinh tế trong 3 năm 1973-1975; miền Nam tiếp tục đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định.

Từ tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam, Đảng ta khẳng định: Nếu địch không thi hành Hiệp định Pa-ri, tiếp tục chính sách thực dân mới thì ta không có con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, dùng bạo lực vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho miền Nam lúc này là phải tăng cường sức mạnh mọi mặt, mà trước hết là nhanh chóng bổ sung và tăng cường lực lượng của cả ba thứ quân. Thực tế đó đòi hỏi miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam.

Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào chiến trường miền Nam.

Nhờ sự nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân nên kinh tế miền Bắc nhanh chóng khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện và có điều kiện bảo đảm yêu cầu chi viện cho miền Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong những năm 1973-1975, gần 50 vạn thanh niên miền Bắc nhập ngũ lên đường ra mặt trận. Sự tăng viện này có ý nghĩa rất lớn cho việc củng cố, phát triển khối quân chủ lực ở miền Nam. Đến cuối năm 1974, trên chiến trường miền Nam chúng ta đã có 113 trung đoàn bộ binh, 5 trung đoàn tăng - thiết giáp với 700 xe các loại, 1.300 khẩu pháo cao xạ... Thực hiện chủ trương của Đảng, để tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội đáp ứng yêu cầu kết thúc chiến tranh, từ tháng 10-1973 đến đầu năm 1975, ta đã thành lập 4 quân đoàn chủ lực. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng chú trọng xây dựng các sư đoàn, trung đoàn chủ lực cơ động trực thuộc các quân khu mà cán bộ, chiến sĩ của những đơn vị này chủ yếu là đưa từ miền Bắc vào.

Nhằm tăng cường sức cơ động của quân đội và khả năng chi viện vật chất kịp thời cho miền Nam, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng hệ thống đường Đông Trường Sơn và nâng cấp đường Tây Trường Sơn. Hơn 3 vạn cán bộ, chiến sĩ, công nhân, thanh niên xung phong từ miền Bắc đã được điều động vào Trường Sơn cùng tham gia nâng cấp và mở đường với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559. Vượt qua khó khăn ác liệt đến đầu năm 1975, ta đã mở được 1.200km đường từ Đông Trường Sơn vào tới Lộc Ninh và 1.240km đường được nâng cấp ở Tây Trường Sơn. Hệ thống đường ống xăng dầu mới được xây dựng dài 1.311 km nối liền với hệ thống của cả nước, bao gồm 113 trạm bơm, 46 kho dự trữ với hệ thống bể chứa khoảng 327.800m3. Ngày 17-1-1975, xăng dầu vận hành bằng đường ống đã vào tới Đông Nam Bộ. Nhờ hệ thống đường được mở rộng và khả năng cung cấp xăng dầu nên việc vận chuyển, cơ động chiến lược của ta từ miền Bắc vào miền Nam nhanh và nhiều hơn so với những năm trước.

Trước tình hình phát triển thuận lợi của cách mạng miền Nam, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 và tháng 1-1975 đã chỉ rõ thời cơ lịch sử đang đến gần và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định trong năm 1975, miền Bắc cung cấp cho miền Nam 560.000 tấn vật chất, trong đó tăng cường chi viện cho Nam Bộ gấp 4 lần, Khu V gấp 2 lần và tăng cường dự trữ gấp 4 lần so với năm trước. Bằng sự cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nên chỉ trong tháng 1 và tháng 2 năm 1975, miền Bắc đã huy động được 57.000 chiến sĩ; 260.000 tấn vật chất, trong đó có 46.000 tấn vũ khí, đạn dược; 124.000 tấn gạo; 32.000 tấn xăng dầu. Đến tháng 4 năm 1975, miền Bắc đã chuyển giao khối lượng vật chất cho các chiến trường đạt 119% kế hoạch.

Để huy động sức người, sức của cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ Chính trị thành lập Hội đồng Chi viện chiến trường. Thực hiện phương châm “thần tốc, quyết thắng”, hậu phương miền Bắc đã chuyển nhanh một khối lượng vật chất hết sức to lớn, đưa tổng số vật chất kỹ thuật đã dự trữ ở chiến trường lên gần 255.000 tấn, trong đó có 93.540 tấn xăng dầu, 103.455 tấn vũ khí. Để phục vụ cho Chiến dịch Tây Nguyên vào đầu tháng 3-1975, ta đã dự trữ ở đây gần 54.000 tấn vật chất, trong đó có 7.286 tấn gạo đủ bảo đảm cho lực lượng vũ trang hoạt động dài ngày. Đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã sử dụng lực lượng 5 quân đoàn binh chủng hợp thành gồm nhiều đơn vị được cơ động thần tốc từ miền Bắc vào cùng với lực lượng vũ trang Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và thành phố Sài Gòn với 270.000 người, lực lượng phục vụ hậu cần chiến dịch lên tới 180.000 người. Nhờ sức mạnh áp đảo, ta đã nhanh chóng đè bẹp bộ máy ngụy quyền, ngụyquân của địch từ trung ương đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Trong thắng lợi chung đó, hậu phương lớn miền Bắc đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ngày ấy cách đây đã 35 năm nhưng nhìn lại những sự kiện đã qua để suy nghĩ về việc huy động sức người, sức của cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cả hiện tại và tương lai là việc rất hệ trọng. Trong con mắt của Mỹ - ngụy, vai trò của hậu phương miền Bắc có thể chỉ đơn giản là nơi cung cấp cơ sở vật chất, vũ khí đạn dược cho chiến trường. Nhưng với Đảng, nhân dân và quân đội Việt Nam thì ngoài vai trò nguồn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, căn cứ hậu phương miền Bắc còn là chỗ dựa tinh thần, còn là nơi tạo ra thế và lực để phát huy sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng. Một câu hỏi đặt ra là trong điều kiện miền Bắc kinh tế còn nghèo, lại vừa phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ làm sao có thể khôi phục nhanh và huy động được một khối lượng vật chất khổng lồ đến thế? Không gì khác chính sức mạnh yếu tố chính trị, tinh thần là động lực thôi thúc chúng ta làm nên những điều kỳ diệu ấy. Thời đại ngày nay đã khác xa cách đây 35 năm nhưng những bài học về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần để dốc sức chi viện cho tiền tuyến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn nguyên tính thời sự.

                                                                                Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú

(THEO QĐND)

顶: 81踩: 1481