Chị Nguyễn Minh Hằng (Long Biên,ốinguyhiểmtừthựcphẩmđườngphốkết quả trận atlanta Hà Nội) chia sẻ vào dịp mùng 2/9 vừa qua, chị cùng bạn bè đi chơi ở phố đi bộ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây, nhiều món ăn vặt bắt mắt được bày bán như hoa quả lắc, xiên que nướng, xúc xích, lạp xưởng, chè.
Sau khi ăn, đến khuya, 3 người trong nhóm có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy. Do xuất hiện triệu chứng nặng nhất, chị Hằng được bạn đưa vào bệnh viện gần nhà. Do ăn nhiều món nên chị Hằng không biết nguyên nhân nào khiến mình và bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Tương tự, chị Nguyễn Thu Linh (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng vừa phải nhập viện sau khi ăn bánh mì patê bán ở vỉa hè. Hai tiếng sau ăn, chị đa bụng dữ dội kèm theo tiêu chảy. Cảm giác đau lan sang lưng, sau đó cơ thể sốt cao. Bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là patê. Bởi món ăn này được làm từ gan khi thời tiết quá nóng dễ ôi thiu, nhiễm vi sinh vật.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), thực phẩm đường phố nhất là bán tại các xe hàng rong, quầy hàng di động đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nguồn gốc của các hàng hóa này không rõ ràng. Người mua đều là khách vãng lai nên người bán hàng cũng có tâm lý bán một lần là xong, không cần giữ khách, vì vậy họ thường không quan tâm tới chất lượng hàng hóa.
Bà Lâm cũng cho biết bệnh nhân bị ngộ độc cấp sẽ có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Ngoài ra, các sản phẩm không an toàn còn làm tăng nguy cơ ngộ độc lâu dài, đưa các hóa chất, chất bảo quản vào cơ thể gây bệnh béo phì, tim mạch, ung thư.
Theo bà Lâm, ẩm thực đường phố là nét văn hóa nhưng cần tuyên truyền để người bán hàng tuân thủ quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Người mua hàng nên trở thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn hàng hóa đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
Người dân nên mua thức ăn chế biến sẵn ở địa chỉ tin cậy, kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý về các quán ăn không tuân thủ quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo thống kê từ Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, mỗi năm cả nước ta có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, đa số thức ăn bày bán trên đường phố đều không an toàn. Nguyên nhân là nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn, điều kiện chế biến và bảo quản thực phẩm không an toàn do được bán dưới lòng lề đường nhiều khói, bụi, vi khuẩn...
Theo Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội, để đảm bảo thức ăn đường phố an toàn với người dân, khách du lịch, Hà Nội đã xây dựng nhiều “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”. Chi cục An toàn Thực phẩm thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tập huấn “10 nguyên tắc vàng” trong chế biến thực phẩm, đồng thời hướng dẫn tiêu chuẩn về cơ sở vật chất đối với các cơ sở kinh doanh an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao kiến thức, nhận thức về an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình thanh kiểm tra, nhiều cơ sở kinh doanh có hiện tượng đối phó. Khi lực lượng kiểm tra đến, họ thực hiện nghiêm nhưng sau đó lại vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Do đó, Chi Cục An toàn Thực phẩm Hà Nội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức, phát tờ rơi tới các hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức, trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Thức ăn đường phố bao gồm: Kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán trên đường phố; cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, thực phẩm cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tuyến phố. |
评论专区