Cách phát hiện nói dối độc nhất vô nhị_keo nhat ban
Ayaidah,áchpháthiệnnóidốiđộcnhấtvônhịkeo nhat ban một tộc người Bedouin du mục ở Ai Cập hiện là cộng đồng cuối cùng trên thế giới vẫn còn sử dụng nghi thức cổ Bisha’h để xác định nghi can trong một vụ án là vô tội hay có tội.
Tổng thống Pháp nhờ người tiền nhiệm giúp dẹp biểu tình?
Đức chấn động vụ nhà báo nổi tiếng bịa tin suốt nhiều năm
Theo AP, Bisha’h được coi là cách phát hiện nói dối cổ nhất và "độc, dị" nhất thế giới hiện nay. Trong đó, đối tượng bị áp dụng sẽ phải liếm vào một chiếc thìa hoặc thanh sắt nung đỏ trước sự chứng kiến của các thủ lĩnh bộ lạc. Nếu lưỡi của người đó bỏng rộp, anh/cô ta được coi là có tội. Ngược lại, nếu lưỡi không bị tổn thương gì, anh/ cô ta được tuyên vô tội.
Bisha’h được tin có từ thời Lưỡng Hà cổ đại (từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 6 trước Công nguyên) và được hầu hết các bộ lạc người Bedouin áp dụng suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, tất cả các bộ lạc này, ngoại trừ Ayaidah, cuối cùng đã từ bỏ nó. Nghi thức hiện bị cấm ở các nước như Jordan và Ảrập Xêút, nhưng vẫn được phép tồn tại ở Ai Cập, dù các nhóm tôn giáo tại quốc gia châu Phi này coi nó là phi Hồi giáo.
Trước kia, Bisha’h hầu như luôn được sử dụng trong các trường hợp phạm tội không có nhân chứng. Các nghi phạm sẽ phải liếm vào thìa sắt nung đỏ để chứng minh sự vô tội của mình. Dù kết quả như thế nào, phán quyết đưa ra sau đó không thể đảo ngược.
Thìa sắt được nung đỏ ... |
Sự tồn tại của Bisha’h căn cứ vào quan điểm cho rằng, một người nói dối luôn lo lắng và bị khô miệng, nên lưỡi của họ sẽ bị bỏng rộp khi chạm vào kim loại nóng. Ngược lại, nếu vô tội, tâm thế của mọi người luôn thoải mái nên nước bọt tứa ra nhiều sẽ bảo vệ lưỡi khỏi bị tổn hại khi chạm kim loại nóng.
... trước khi được sử dụng để nghi phạm liếm. Ảnh: Oddity Central |
Tuy nhiên, những người phản đối Bisha’h quả quyết, nghi thức này không chính xác. Trong nhiều trường hợp, nó không chỉ gây tổn hại lưỡi của các nghi phạm mà còn dẫn đến việc họ bị kết án oan dù thực tế vô tội.
Ngày nay, bộ lạc Ayaidah chỉ sử dụng Bisha’h như phương thức phân xử vụ án cuối cùng, khi các bên liên quan không thể đi đến thống nhất hoặc không có bằng chứng thuyết phục khác.
Bisha’h cũng được dùng như một chiêu hù dọa các nghi phạm phải thú nhận tội và giúp nhanh chóng giải quyết các tranh chấp dân sự. Ví dụ, nếu nguyên đơn chấp nhận bồi thường trước khi Bisha’h được tiến hành, các tộc trưởng sẽ không ra lệnh tiến hành nghi thức cổ này nữa. Song, đây cũng chính là nhược điểm của phương thức xác định nói dối này, vì một số người có thể sẽ nhận tội để tránh phải liếm vào chiếc thìa sắt nung đỏ.
Đáng chú ý, Bisha’h được tổ chức công khai với sự tham gia của các đương sự, những người ủng hộ họ và các thành viên khác trong bộ lạc. Người chủ trì hay quan tòa được gọi là Mubesha. Nếu nghi phạm chọn không tham gia một buổi phân xử bằng nghi thức Bisha’h hoặc từ chối liếm vào chiếc thìa/ thanh sắt nóng chảy, anh/cô ta đương nhiên sẽ bị coi là có tội.
Tuấn Anh
Bị Mỹ "cấm cửa" vĩnh viễn vì khai nhầm là khủng bố
Một người đàn ông Scotland đã tự đẩy mình vào rắc rối lớn khi vô tình khai nhầm bản thân là khủng bố trên mẫu đơn trực tuyến xin cấp visa Mỹ.
相关文章
Xe đang đỗ bỗng nổ máy lao vào cửa hàng như bị 'ma làm'
Xem video:Tình huống khá hy hữu vừa xảy ra vào chiều ngày 28/2 tại th&ag2025-01-27Hình ảnh người dân ở bang chiến địa nô nức bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ
CNN cho biết, số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm trực tiếp ở bang Georgia trong ngày 15/10 (giờ Mỹ) đã2025-01-27Link xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Timor Leste
Highlights U23 Việt Nam 0-0 U23Timor Leste(pen 5-3) (nguồn: FPT Play)Đội hình ra sân U22025-01-27Tử hình anh trai giết cả nhà em ở Đan Phượng
Trong phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đông (SN 1966, ở Đan Phượng), người bị cáo buộc đã thảm sát cả nhà2025-01-27- Đội hình ra sânArsenal: Raya; White, Saliba, Gabriel, Tomiyasu; Odegaard, Partey, Rice; Saka, Havert2025-01-27
Nhận định SLNA vs Nam Định, 18h ngày 3/3
Ở vòng 11 Night Wolf V-League 2023/24, Thép xanhNam Địnhvà Hà Nội FC cống hiến một trận đấu mãn nhãn2025-01-27
最新评论