Triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020,ặngbằngkhenchotậpthểtổchứccuộcthiĐạisứVănhóađọlich thi đau bong đá định hướng đến năm 2030, từ năm 2019 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT & DL) đã tổ chức và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọcrộng khắp tới các Bộ, ngành, địa phương. Theo Ban tổ chức, hội nghị tổng kết cuộc thi Đại sứ văn hóa đọclà dịp để Bộ VHTT&DL đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai; xác định ý nghĩa và tác động của cuộc thi đối với cộng đồng; giới thiệu những mô hình, sáng kiến tổ chức cuộc thi hiệu quả... Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Kiều Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: "Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọcđã trở thành một sân chơi để các thanh thiếu niên chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. Hằng năm, cuộc thi thu hút số lượng lớn học sinh, sinh viên hưởng ứng tham gia sôi nổi, cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo. Cuộc thi khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa tri thức trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng". Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện đã báo cáo tổng kết cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọctừ năm 2019-2022. Cụ thể, cuộc thi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành. Nhiều địa phương thực hiện tốt công tác phối hợp giữa ngành VHTT&DL với ngành Giáo dục, ngành Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên và Hội khuyến học để lan toả ý nghĩa cũng như nội dung cuộc thi đến các trường học, trở thành hoạt động sinh hoạt ngoại khoá hết sức ý nghĩa của nhà trường và các đơn vị trong lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng nhận được sự tham gia nhiệt tình của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hội Người mù Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Một số địa phương đã chuẩn bị chu đáo và có những đổi mới kịp thời nên việc tổ chức cuộc thi ngày càng quy mô, bài bản hơn. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, quá trình triển khai cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọcvẫn tồn tại không ít khó khăn như: nhận thức của một số Bộ, ngành, địa phương, cũng như một bộ phận người dân về vai trò của văn hóa đọc còn hạn chế. Từ đó, dẫn đến thiếu sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư cũng như phối hợp chưa được chặt chẽ giữa các đơn vị. Nhằm phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những trở ngại trên thực tế, các đại biểu đã có một số đề xuất để công tác tổ chức đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ban tổ chức cũng kiến nghị với Bộ VHTT&DL tiếp tục tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọctrên quy mô toàn quốc trong những năm tiếp theo; nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức và nội dung cuộc thi cho mới mẻ, phong phú và đột phá hơn. Cần mở rộng đối tượng tham gia để mọi người có điều kiện thể hiện tư duy, năng lực bản thân về sách và phát triển văn hóa đọc. Việc tổng kết, đánh giá quá trình triển khai tổ chức cuộc thi là cơ sở để Bộ VHTT&DL hoàn thiện thể lệ, đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức phù hợp với từng đối tượng tham gia nhằm tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.