Người đẹp Hollywood Ginger Rogers năm 1937. Ảnh: NY Times.
Dù không phải là “câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể” nhưng Hollywood: The Oral Historycũng được xây dựng với mục tiêu không hề kém cạnh. Với những chia sẻ của hơn 300 chuyên gia trong ngành, một số người dày dạn kinh nghiệm, thậm chí từng trải nghiệm cả thời làm phim câm và đã qua đời, cùng nhiều tên tuổi lớn khác như Steven Spielberg và Jordan Peele, tác phẩm này là một cuốn sách đậm đà và thoả mãn được giới mọt sách showbiz với những câu chuyện trên phim trường, chi tiết kỹ thuật, giai thoại hài hước về các diễn viên, chiến lược của các nhà điều hành hãng phim hay sự phàn nàn về các nhà phê bình.
Những tài liệu này được học giả kiêm giáo sư điện ảnh kỳ cựu Jeanine Basinger và cộng tác viên của bà, nhà báo điện ảnh Sam Wasson, thu thập từ các nguồn tài nguyên phong phú tại Viện phim Mỹ ở Los Angeles.
Dòng thời gian Hollywood chứa đầy giai thoại và ly kỳ
Tác phẩm mới ra mắt ngày 8/11. Ảnh: Amazon.
Tại nơi này, kể từ năm 1969, một loạt Hội thảo Harold Lloyd Master đã thu hút nhiều chuyên gia trong ngành tới chia sẻ về công việc của họ với các sinh viên. Trong khi thiên tài phim câm Harold Lloyd là vị khách đầu tiên thì chuỗi sự kiện này còn đón nhiều nhà quay phim, nghệ sĩ trang điểm, biên tập viên, nhà biên kịch, giám đốc tuyển diễn viên, nhà thiết kế trang phục cùng một danh sách dài các đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên nổi tiếng. Tất cả chia sẻ của họ đã vẽ nên một Hollywood vào thời điểm nổi bật nhất, cả trong quá khứ và hiện tại.
Trong khi có rất nhiều tư liệu để lựa chọn, việc xây dựng bố cục cho cuốn sách này là yếu tố then chốt. Và Basinger và Wasson đã làm xuất sắc vai trò của mình khi sắp xếp các chủ đề theo dòng thời gian, bắt đầu từ thời đại của phim câm cho tới những chương trình được cập nhật từng phút với sự kết nối với “kỹ thuật số”, “ truyền thông xã hội” và “toàn cầu hóa”.
Chương mở đầu được triển khai thú vị dựa trên giai thoại của một số nhân vật Hollywood như Raoul Walsh, Frank Capra, Leo McCarey, Fritz Lang, Howard Hawks và Lillian Gish, cũng như về con đường lập nghiệp của họ. Ví dụ nhà quay phim George Folsey (1898-1988) đã nhớ lại những bữa tiệc ở San Simeon với Marion Davies khi chồng của Theda Bara luôn phải thì thầm vào tai vợ mình rằng “Mary Pickford đang ở bên phải em và đây là Joan Crawford. …”.
Sau đó, các tác giả đưa độc giả tới quá trình phát triển sang phim nói, sự phát triển của hệ thống phòng thu và sự khác biệt trong phong cách phòng thu. Một chương rất đặc biệt trong phần này là về "Lực lượng lao động trong xưởng phim” của Thời kỳ Hoàng kim Hollywood.
Trong phần này, hai tác giả khắc họa những người quan trọng ở tầng lớp dưới, những người thực sự điều khiển máy quay, thiết kế quần áo và giúp các ngôi sao điện ảnh trở nên lộng lẫy. Nhà thiết kế trang phục Walter Plunkett (1902-1982) chia sẻ một kỷ niệm về Ginger Rogers rằng “bạn luôn phải vào phòng thay đồ của cô ấy trước khi chụp hình để loại bỏ đi một bông hoa giả nào đó được cài lên tóc hay một vài chiếc vòng tay cô ấy đeo. Ginger Rogers luôn thích làm mình quá tải”.
Những người không biết quá nhiều về quá trình làm phim Cuốn theo chiều giócũng có thể được tiết lộ nhiều thông tin đặc sắc tại đây, bao gồm cả tiếng kêu đau đớn của đạo diễn George Cukor (1899-1983), người bị sa thải từ rất sớm khi làm phim. George Cukor nói: “Đây là một chủ đề chết tiệt và tôi không biết tại sao tôi lại bị thay thế. Tôi đã chuẩn bị mọi thứ và tôi đã ở đó khi bộ phim bắt đầu".
Tất cả câu chuyện hậu trường này, sự kết thúc của kỷ nguyên trường quay kiểu cũ và sự trỗi dậy của New Hollywood cùng kỷ nguyên của các công ty thu hút nhân tài đã được Basinger và Wasson tiếp tục khắc họa một cách ly kỳ thông qua nhiều lời lẽ khiêu khích, gây cười hoặc minh họa của hàng trăm người trong cuộc.
Những cuốn sách định hình ngòi bút sáng tác của Lana Del Rey
Bên cạnh "Lolita" hay thơ ca Sylvia Plath, Lana Del Rey còn lấy cảm hứng từ nhiều tác phẩm văn chương khác như "Hollywood Babylon", "The Master Key System"...