Đó là chia sẻ của ca sĩ Trường Kha,ếtnhớthămmộôngbàhướngvềtổtiêleón – puebla cũng là Tiến sĩ về Văn hoá học , chuyên ngành Không gian văn hoá. Anh từng đi hàng chục nước trên thế giới, có trải nghiệm về văn hóa ở nhiều quốc gia và nhận ra: “Dù Á hay Âu thì giá trị về lòng tri ân, báo ân luôn cần được nuôi dưỡng để con người sống sâu sắc, vững chãi hơn”. Theo TS Trường Kha, tảo mộ cuối năm, đầu năm là một nét đẹp của người Việt cần được duy trì để con cháu dù có đi xa cũng không quên, đến ngày nhớ quay về bên ông bà. Đó cũng là hành động cụ thể để nhắc nhớ nguồn gốc cha ông. Con người cũng như cái cây, không thể không có gốc, nếu không có gốc không thể tồn tại được, thì nói chi đến phát triển. Theo anh, việc đi tảo mộ ông bà mang ý nghĩa gì? - Tôi không bao giờ quên được hình ảnh ngày thơ đi theo các ông bà, cô chú lớn đi thắp hương phần mộ của người trong tộc họ. Mỗi lần đi là một lần được nghe những câu chuyện thú vị và bài học quý từ những người đã khuất. Họ là ông bà tổ tiên đã từng sống sao, có điều gì tốt đẹp được đem ra ôn nhắc, truyền lại nhằm vun bồi cho con cháu niềm tự hào về dòng tộc, gia đình, từ đó làm nỗ lực để phát triển bản thân. Tôi vẫn hay chia sẻ rằng, con cháu mà không có hiếu, không nhớ nghĩ tới ông bà tổ tiên thì không thể khấm khá được. Ở đây tôi không khuyến khích việc xây mộ to, nhưng đó là sự phản chiếu có tính chất nhân quả trong câu chuyện: người có đạo đức, sống biết ơn thì ra xã hội, làm việc cũng sẽ được đánh giá cao và có nhiều cơ hội để phát triển năng lực, sự tin tưởng để thăng tiến, hưng thịnh… Tôi luôn trân trọng và đánh giá cao người sống biết ơn qua nhiều việc làm thể hiện lòng hiếu, trong đó có việc nhớ nghĩ, chăm sóc mộ phần ông bà. Nên nhớ, năng lực thì có thể rèn luyện nhưng đạo đức là ý thức cao từ mỗi người, phảng phất qua lối sống, nếp văn hóa của người đó. Thực ra, hiện nay tục tảo mộ đầu năm, cuối năm vẫn còn gìn giữ… - Tuy nhiên, nhiều người trẻ bây giờ không hiểu nhiều về ý nghĩa của việc thăm viếng, lưu lại phần mộ của người thân quá cố. Nó là sự nối dài sự sống (thân thể) bằng sự sống tinh thần. Khi ra mộ, những ai có ký ức với người nằm dưới ba tấc đất kia sẽ như gặp lại cố nhân với sự gần gũi, khơi nhắc kỷ niệm và thấy rằng người ấy dường như chưa bao giờ “đi xa”. Ngày nay, có nhiều người vì lý do này lý do khác mà sau chết tổ chức thiêu, xong đem tro cốt rải sông rải biển. Họ cho đó là không ô nhiễm hoặc chết là hết… Tôi lại không nghĩ vậy, xét trong bình diện văn hóa người Việt thì có gì đáng kính, đáng gìn giữ hơn mồ mả ông bà. Do vậy, là người Việt Nam chúng ta nên giữ việc này. Tôi đồng ý việc hỏa táng nhưng tro cốt thì không nên rải sông biển, có thể xây mộ để đặt tro cốt đó vào, để mỗi năm con cháu cùng nhau đi thăm mộ ông bà trong dịp Tết. Vậy trong việc tảo mộ, cúng kính cuối năm, đầu năm, điều gì là quan trọng nhất? - Đó là lòng thành. Trong Phật giáo có nói về “tâm hương” tức là hương giới đức, hương tuệ giác, hương định, hương giải thoát… Đó là thứ hương quan trọng nhất dâng cúng dường Phật. Việc cúng kính bình thường cũng trên tinh thần đó. Nếu thiếu lòng thành kính, tâm hướng về với lòng biết ơn sâu sắc thì cúng nhiều cũng không để làm gì. Người xưa nói “có kiêng có lành”. Chữ kiêng ở đây không phải là cấm kỵ mà là một sự mực thước, chỉn chu, suy nghĩ và lời nói cùng hành động ngay ngắn. Với sự nhất tâm nhất ý, hợp nhất với lối sống, việc làm hằng ngày thì người đó sẽ “lành”. Chữ lành đây vừa là thay đổi tâm bên trong còn là kết quả đạt được trong cuộc đời sẽ tương ưng với những điều người đó đã làm, đã sống. Trước thêm xuân, anh có lời chúc nào dành cho bạn đọc? - Chúc ai cũng có một ngôi nhà để về, có ngôi mộ của ông bà, tổ tiên để hướng về với lòng thành kính, biết ơn… May mắn là ai cũng biết và thực hành điều này! Xin cảm ơn anh! Mình được ngắm rất nhiều cảnh đẹp của Tết. Đó là những vườn hoa đủ sắc màu, chợ quê ngày Tết rồi những người lao động nghèo mưu sinh trong đêm khuya nữa. Tất cả, rất đẹp, mình đã ghi lại hết rồi. Ca sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trường Kha Tảo mộ để hướng về nguồn cội, nuôi dưỡng tâm hồn - Ảnh: L.Đ.L Chàng trai Phú Yên đi bộ hơn 400 km về quê ăn Tết