您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Phòng tân hôn bất ngờ của cô dâu Hà thành thời bao cấp_trực tiếp bóng đá bet88 正文

Phòng tân hôn bất ngờ của cô dâu Hà thành thời bao cấp_trực tiếp bóng đá bet88

时间:2025-01-18 02:49:21 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Phòng tân hôn bất ngờ của cô dâu Hà thành thời bao cấp_trực tiếp bóng đá bet88

- Yêu 3 năm,òngtânhônbấtngờcủacôdâuHàthànhthờibaocấtrực tiếp bóng đá bet88 cô gái chưa một lần được nhận quà. Họ cũng không có phòng cưới, không gian riêng tư duy nhất nằm trọn trong chiếc giường ở góc nhà, ngăn cách bằng tấm ri-đô mỏng manh. Thế nhưng hơn 30 năm cuộc hôn nhân của họ vẫn đầy ắp tiếng cười …

Kể về chuyện tình yêu của mình, ông Nguyễn Đăng Việt (SN 1958, Hàng Cót, Hà Nội) luôn nói rằng, tình yêu ngày xưa vô cùng giản dị.

Ông Việt kể, sau khi đi bộ đội về, ông được người trong làng giới thiệu và làm quen với cô gái tên Nguyễn Thị Thu (SN 1963, người vợ hiện tại của ông) ở phố Khâm Thiên, Hà Nội.

“Được họ hàng, làng xóm giới thiệu, chúng tôi gặp nhau. Sau khi gặp nhau thì tình yêu chớm nở. Từ đó, mỗi ngày, sau khi hoàn thành công việc cơ khí điện ở công ty Công viên (Hà Nội), tôi lại đạp xe đến phố Khâm Thiên.

Chúng tôi yêu nhau được 3 năm thì làm đám cưới. Tuy nhiên, tình yêu ngày đó giản dị lắm, suốt 3 năm yêu nhau, gặp nhau chúng tôi cũng chỉ dám đứng bên hành lang trò chuyện. 

Chúng tôi không có chuyện đi ăn, đi uống cà phê hay xem phim… như lớp trẻ bây giờ. Tôi cũng chưa bao giờ biết tặng quà vì thời đó không có tiền. Lương của tôi mỗi tháng được 5 đồng. Lĩnh lương xong, tôi mua gạo, muối, dầu ăn… cũng vừa hết”, ông kể. 

Tuy nhiên, ông Việt cũng phải công nhận rằng, con gái thời xưa rất ngoan hiền. Họ không được người yêu tặng quà nhưng không bao giờ đòi hỏi.

{keywords}
Hình ảnh trong lễ ăn hỏi của ông Việt. Ảnh: NVCC

Ông Việt kể tiếp: “Năm 1983, chúng tôi làm đám cưới. Đám cưới thời bao cấp nên mọi thứ đều đơn giản. 

Hai vợ chồng phải đi đăng ký kết hôn trước, sau đó cầm tờ giấy kết hôn đi mua thì người ta mới bán cho một cái màn, một vỏ chăn, hai chiếc gối, một cây thuốc lá và một chiếc giường. 

Ngày cưới, tôi thuê được một chiếc xe ca. Đi đón dâu, tất cả hai họ nhà trai, nhà gái, cô dâu chú rể cùng ngồi trên chiếc xe đó. Cô dâu mặc áo dài trắng, ôm bó hoa lay ơn và đi đôi guốc mộc chứ không cầu kỳ váy áo như bây giờ".

Ông Việt cũng cho biết, lễ ăn hỏi của một gia đình hạng trung như gia đình gia đình của ông thời đó cũng khá đơn giản. Đó là gồm 3 tráp (quả) với 2 kg chè, 2 kg mứt sen, thuốc lá và 1 buồng cau. 

Cỗ cưới ở nhà trai có gần 30 mâm, nhưng không có mâm cao cỗ đầy mà tuân thủ quy tắc: “2 rối, một lòng, một xương”. Tức là 2 đĩa thịt, một đĩa lòng lợn, một bát canh xương.

Người dân Hà Nội thời xưa đi đám cưới cũng không quá quan trọng chuyện tiền mừng, quà cáp. Họ quan niệm, đám cưới mời nhau đến dự là vui. Nhiều người cầu kỳ hơn thì mang tặng cô dâu chú rể những đồ dùng trong gia đình như chậu, phích, xoong, nồi… 

Hầu hết họ chỉ tới dự, ăn bữa cơm và nói lời chúc mừng nhau. Thế nhưng tiếng nói, tiếng cười vẫn cứ rộn rã chân tình.

{keywords}
Ảnh cưới năm 1983 của ông Việt và vợ. Ảnh: NVCC

“Điều không thể chối cãi là ngày xưa nghèo, cái gì cũng thiếu thốn, cô dâu cũng vì thế mà vất vả hơn bây giờ rất nhiều. 

Tôi nhớ, đám cưới xong, quan khách ra về, vợ tôi lập tức phải thay quần áo rồi ngồi rửa bát, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa chứ không hề được ngồi nghỉ ngơi. Nhà tôi lại đông anh em nên sau đám cưới, cuộc sống cũng có phần vất vả.

Bố mẹ tôi sinh được 11 người con. Trước đám cưới của tôi, 2 người anh đã lập gia đình. Tất cả đều sống chung trong căn hộ 30m2 tại phố hàng Cót. Hai vợ chồng tôi cưới nhau, cả nhà phải nhường cho chúng tôi chiếc giường duy nhất. 

Chiếc giường đó có ri-đô, đặt ở góc phòng. Còn lại, tất cả các thành viên (gần 20 người) trong gia đình bao gồm bố mẹ, 10 anh chị em ruột thịt và dâu con nằm trên những tấm phản trải dài trong nhà”, ông Nguyễn Đăng Việt kể tiếp.

Tuy nhiên, theo lời ông Việt, cuộc sống chật chội như vậy không phải là cá biệt ở Hà Nội. “Ở đây, còn có những nhà rộng chưa đầy chục mét vuông có đến 3 đôi vợ chồng chung sống. Vì thế mới có những chuyện bi hài …”, người đàn ông ở phố cổ cho biết.

{keywords}
Vợ chồng ông Việt hiện tại.

Ông Việt cho biết thêm: “Vì không có điều kiện ra ở riêng nên 3 cặp vợ chồng ấy phải chung sống trong một căn phòng chật hẹp. Căn phòng không hề có giường, cũng không có chỗ để quây ri đô. 

Tối đến, cả 3 cặp vợ chồng nằm dài trên sàn nhà. Thế rồi một lần, người anh trai đi uống rượu về khuya, trong lúc men say nhập nhoạng, người anh nằm nhầm chỗ và quàng tay ôm nhầm em dâu. 

Chuyện đó làm cả nhà được phen tóa hỏa. Sáng ra, cô em dâu và anh trai thì đỏ mặt tía tai vì ngượng …”.

(còn nữa)

Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phần

Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phần

“Một lá gan lợn chúng tôi phải thái thành 45 miếng để đủ cho 45 người. Thế mà Tết vẫn cứ rộn rã tiếng cười …” - nhà văn Lê Tự (SN 1955) nhớ lại cái Tết của nhiều năm về trước.