(BDO) Sáng 17-1,ĐoàncánbộphóngviêncácbáođàiviếngNghĩatrangHàngDươngCônĐảthi đấu c1 Đoàn cán bộ, phóng viên các báo đài, cùng cán bộ, chiến sĩ BộTư lệnh Hải quân vùng B, tàu HQ 636 đã đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương (CônĐảo). >> Vượt biển thăm Nhà giàn ở cực Nam Tổ quốc >> Chúc tết và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK10 >> Đoàn công tác đất liền chúc tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở Côn Đảo Tại đây, đoàn đãđặt lẵng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ Nghĩa trang Hàng Dương và dành phút mặc niệmđể tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh dưới chế độ nhà tù khắcnghiệt qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tưởng nhớcông ơn các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng DươngTiếp đó, đoàn đếnviếng, thắp hương mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu và các liệt sĩ được chôn cất tạinghĩa trang. Nghĩa trang HàngDương rộng 190.000m2 gồm có 3 khu: khu A, khu B và khu C. Theo sốliệu thống kê, có khoảng 20.000 tù nhân đã hy sinh ở nhà tù Côn Đảo. Ban quản lý Nghĩatrang Hàng Dương cho biết, nghĩa địa dành cho tù nhân được lập ở khu vực ChuồngBò, sau dời lên Hàng Keo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởinghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng ngàn tù nhân, hầu hết trong là cán bộ, chiến sĩcách mạng bị địch bắt và giam cầm tại đây. Khu A nghĩatrang, nơi có phần mộ cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong là nơi chôn cấtnhững tù nhân hy sinh đầu tiên. Mỗi người tù xấu số được liệm bằng 2 chiếc baobàng, được đan bằng loại cỏ ống, cột 7 nút lại rồi đưa ra vùi qua loa xuốngcát. Dưới chế độ giamcầm hà khắc, các khu, trại tù ở Côn Đảo được xem là “địa ngục trần gian”. Cógiai đoạn, mỗi ngày có từ 15 đến 20 người tù chết, tất cả được chất lên xe bòchở ra Hàng Dương vùi chung một hố. Năm 1944, khu Ađã chôn chật tù nhân chết, nhà tù mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức khu Bhiện nay. Hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được chôn kếtiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, nơi có phần mộ người thiếu nữ anhhùng Võ Thị Sáu. Hài cốt lớp tùnhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp qua khu C.Gần 500 tù chính trị câu lưu chống ly khai Đảng Cộng sản trong những năm1957-1963 được chôn trong khu B. Ông Nguyễn CôngLộc (70 tuổi), nhân viên quản lý Nghĩa trang Hàng Dương cho biết, ông đã gắn bóvới công việc chăm sóc các phần mộ tại nghĩa trang từ năm 1978 đến nay. Mỗingôi mộ ở nghĩa trang này không chỉ là một số phận bi hùng, một chứng tích tộiác của thực dân đế quốc, mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấutranh trong nhà tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạngViệt Nam. “35 năm công táctại đây, đã có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến viếng nghĩa trang.Không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay đã bật khóc khi đếnviếng, thắp hương cho mộ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu…”, bác Lộc xúc động nói. Đến viếng Nghĩatrang Hàng Dương, nhiều người đã rất xúc động khi đứng trước tượng đài manghình tượng Trao Áo đặt tại khu trung tâm. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn, đượckhởi dựng ngày 16-7-1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt cácđồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “Chết còn cởi áo cho nhau”.Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là Bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ HònGai vào tháng 10-1930. Người nhận áo là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đến hôm nay, Nghĩatrang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Tại nghĩa trang,hàng ngàn ngôi mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngànngười con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích,trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Dưới đây là chùmảnh về hoạt động viếng Nghĩa trang Hàng Dương của đoàn cán bộ, phóng viên cácbáo đài: Thắp hươngtri ân các anh hùng liệt sĩ Dânghoa và thắp hương tưởng nhớ công ơn chị Võ Thị Sáu. Phút mặcniệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ Trong hàngngàn bia mộ tại nghĩa trang, chỉ có hơn 760 bia mộ có danh tính.