当前位置:首页 > Cúp C2

Giảm thời gian giữ chứng chỉ nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III còn 3 năm_kqbd elche

Ngày 14/4,ảmthờigiangiữchứngchỉnghềnghiệpgiáoviênmầmnonhạngIIIcònnăkqbd elche Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Trong thông tư mới này, Bộ GD-ĐT điều chỉnh giảm thời gian giữ chứng chỉ CDNN giáo viên mầm non hạng III nhưng tăng thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng II.

Giáo viên mầm non. Ảnh: Thanh Hùng

Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, quy định về thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III là 9 năm tại Thông tư số 02 đảm bảo tuân thủ quy định về thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Tuy nhiên, chênh lệch hệ số lương giữa hạng III (theo bảng lương của viên chức loại A0 với hệ số lương khởi điểm là 2,10) và hạng II (theo bảng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương khởi điểm là 2,34) không nhiều, nếu yêu cầu thời gian giữ hạng 9 năm sẽ làm giảm động lực phấn đấu của giáo viên mầm non. 

Do đó, tại thông tư mới nhất, Bộ GD-ĐT điều chỉnh thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm để thống nhất với các ngành, lĩnh vực khác (ví dụ như quy định thời gian giữ ngạch cán sự là 3 năm theo thông tư của Bộ Nội vụ).

Tuy nhiên, thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm để đảm bảo tuân thủ quy định của Nghị định 204 của chính phủ. Đồng thời, thống nhất với quy định thời gian giữ hạng III đối với giáo viên phổ thông và quy định thời gian giữ ngạch/hạng đối với các chức danh cùng được áp dụng bảng lương của công chức/viên chức loại A1 khác.

Bên cạnh đó, thông tư vừa ban hành của Bộ còn có một số quy định quan trọng khác.

Đó là bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) theo hạng; Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ; Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm; Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới.

Thông tư số 08 cũng bổ sung thêm các điều khoản chuyển tiếp, điều khoản áp dụng để địa phương thuận lợi hơn trong công tác bổ nhiệm CDNN, xếp lương giáo viên.

Bao gồm: Quy định nguyên tắc chuyển CDNN (khoản 5 Điều 5), nguyên tắc bổ nhiệm CDNN đối với trường hợp giáo viên vẫn giữ mã ngạch công chức hoặc vẫn giữ các ngạch giáo viên có đầu mã ngạch là “15.”, “15a.”, “15c.” (khoản 6 Điều 5); Quy định việc đạt yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với các trường hợp có bằng cao đẳng sư phạm hoặc trung cấp sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp trước ngày 22/5/2021 (khoản 8 Điều 5); Làm rõ khái niệm chuyên ngành phù hợp để thuận tiện trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên (khoản 9 Điều 5); Việc bổ nhiệm CDNN, xếp lương đối với các trường hợp giáo viên được phân công giảng dạy các môn học mới, môn học còn thiếu giáo viên hoặc môn tích hợp (khoản 10 Điều 5); Thực hiện bổ nhiệm lại các trường hợp căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng cao hơn mà không thông qua thi xét thăng hạng (khoản 12 Điều 5).

Bộ GD-ĐT yêu cầu để ổn định công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ và giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tập trung triển khai chương trình giáo dục đạt hiệu quả, các địa phương cần nghiên cứu các quy định điều chỉnh và hoàn thành việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành.

Xem đầy đủ Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ tại đây.

TP.HCM không đánh giá thi đua giáo viên dựa trên kết quả kiểm tra học sinh

TP.HCM không đánh giá thi đua giáo viên dựa trên kết quả kiểm tra học sinh

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường rà soát, điều chỉnh tiêu chí nhằm tránh việc đánh giá thi đua giáo viên dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.

分享到: