您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

Tận dụng mọi phương cách có lợi cho sinh viên khi học online_keo nha cai 5.net

Nhận Định Bóng Đá537人已围观

简介Tận dụng mọi phương cáchNgày 3/4, buổi học trực tuyến thứ 3 của sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội ...

Tận dụng mọi phương cách

Ngày 3/4,ậndụngmọiphươngcáchcólợichosinhviênkhihọkeo nha cai 5.net buổi học trực tuyến thứ 3 của sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) thuộc ĐHQG Hà Nội, với GS TS Lâm Thị Mỹ Dung - nữ giáo sư duy nhất ngành Khảo cổ học Việt Nam - diễn ra như thường lệ, từ 15h30 đến 17h30.

Ngô Hồng Ngọc, sinh viên năm thứ ba chăm chú lắng nghe, trả lời, thảo luận với giảng viên và các bạn.

Do lớp học tín chỉ, sinh viên đến từ nhiều ngành học khác nhau, Hồng Ngọc chủ động tạo nhóm Facebook “Cơ sở Văn hóa Thứ 6 (tiết 9-11)” cho lớp môn học và đưa những chỉ dẫn giúp các bạn điểm danh, nộp bài tập.

Ngọc chia sẻ: “Cô cho chúng em nhiều ví dụ, nhiều tài liệu, nhiều kiến thức lý thú, gần gũi. Chúng em cảm thấy thoải mái khi học. Khoảng cách giữa cô và trò gần như là không có, các bạn rất tích cực trao đổi thay vì e dè như trên giảng đường”.

Với GS Lâm Thị Mỹ Dung, việc chuyển đổi từ dạy-học truyền thống sang dạy-học trực tuyến là cả một quá trình. Trước đây, mặc dù thực hiện một số hoạt động chuyên môn qua mạng internet nhưng cô chưa từng dạy online.

{keywords}
Một buổi dạy online của GS Lâm Thị Mỹ Dung

Trường ĐH KHXH&NV đã triển khai dạy qua website môn học từ lâu, sử dụng nhiều tính năng của công nghệ hiện đại.

“Tuy nhiên, chủ yếu là các thầy cô trẻ tham gia. Lúc đó, tôi thật sự không hào hứng với những chương trình mới này”.

Theo cô Mỹ Dung, những rào cản gặp phải, phần do tuổi tác, phần do quan niệm. Quan niệm dạy đại học thì quan trọng nhất là cung cấp cho sinh viên những quan điểm mới, những phương pháp tiếp cận tiên tiến và tinh thần phản biện… bằng hình thức tương tác trực tiếp.

Sinh viên nghỉ học, trường tập huấn giảng viên dạy trực tuyến, còn GS Lâm Thị Mỹ Dung “đã vô cùng lo lắng vì luôn nghĩ mình đã lớn tuổi. Liệu có đủ khả năng đáp ứng hình thức dạy mới này? Liệu dạy thế này có đảm bảo chất lượng?”.

Nhưng tình thế buộc mỗi người cô, mỗi người thầy phải tìm cách thích ứng, làm hết sức vì sinh viên, không thể để sinh viên của mình không được lên lớp. Thế giới và Việt Nam cũng có nhiều chương trình dạy trực tuyến. “Bởi vậy, tôi đã thay đổi quan điểm và sẵn sàng tham gia cách dạy mới này”, cô Mỹ Dung chia sẻ.

GS Lâm Thị Mỹ Dung cùng các giảng viên U60, U70 đã nhận được sự trợ giúp từ trường và các giảng viên trẻ. “Người trẻ có thể chỉ cần một giờ để học, người lớn tuổi như tôi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Để khắc phục, chỉ có học và hỏi là cách nhanh nhất”.

Cô thường thiết kế các chủ đề bài tập khiến sinh viên phải sử dụng cả kiến thức thu được từ bài giảng và cả đọc tài liệu bắt buộc; thiết kế bài giảng sinh động hơn bằng video, phim ngắn… Cô “chat” với sinh viên, vừa để kiểm tra sự tích cực của người học vừa lồng ghép các quan điểm khác nhau về vấn đề đang lên lớp.

Bên cạnh phần mềm của trường, cô chủ động học sử dụng các tính năng của Google Meet, Google class room... để đa dạng hóa cách tương tác. Cô tận dụng các kênh khác như email, Facebook để nhắc nhở và cung cấp thông tin cho sinh viên.

Càng học và càng dạy, GS Lâm Thị Mỹ Dung càng khám phá ra nhiều ưu điểm của phương thức online. Sinh viên tích cực và chủ động hơn, học được nhiều kỹ năng và thoải mái đưa ra ý kiến của mình. Các em làm bài tập sau mỗi bài học; quá trình nộp bài, chấm bài thuận tiện; điểm được tích hợp ngay nên sinh viên kịp thời kiểm tra điểm và nhận xét của giảng viên.

Cô Mỹ Dung đánh giá, việc kiểm tra online khá chính xác và khách quan, tất nhiên phụ thuộc vào cách tương tác, kiểm tra thái độ sinh viên khi lên lớp.

Khi chấm bài, cô luôn sửa lỗi và nhắc nhở sinh viên dùng tính năng phản hồi. Những vi phạm đặc biệt về không trích nguồn hay sao chép đều được cảnh báo rõ ràng.

“Đưa bài tập và chấm bài tập thế này thường xuyên hơn và minh bạch hơn so với cách kiểm tra truyền thống”, GS khẳng định.

Dẫu vậy, như bao người, “cô trò mong dịch qua mau để gặp nhau trên lớp, để đi bảo tàng…”. GS Lâm Thị Mỹ Dung chia sẻ và cho rằng, dạy-học lý tưởng nhất là kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với tỷ lệ 70/30%.

“Văn bản 988 là cơ sở quan trọng”

Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, 22 giờ đêm, hàng chục giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV vẫn ngồi trước màn hình máy tính ở nhà, đóng vai sinh viên. Họ tham gia vào một buổi học trực tuyến, thử nghiệm hệ thống platform phần mềm tích hợp. Cùng học với cô Mỹ Dung, các giảng viên khác, còn có cả thầy hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.

Thời gian khó khăn ban đầu trôi qua với nhiều “trường phái”. Nhưng, dù hứng thú dạy hay chỉ coi đây là giải pháp tình thế, các thầy cô đã dần dà làm chủ công nghệ dạy online.

Tính đến đầu tháng 4/2020, sau hơn 3 tuần triển khai, trường có khoảng 300 giảng viên tham gia dạy trực tuyến ở gần 800 lớp môn học; khoảng 40.000 lượt sinh viên học tập hàng tuần. Đến nay, số lớp môn học và lượt người học đạt khoảng 90% so với đăng ký vào đầu học kỳ.

{keywords}
Trường ĐH KHXH&NV tập huấn về dạy-học trực tuyến

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV cho hay, khi các trường bắt đầu triển khai đào tạo trực tuyến một cách quy mô từ ngày 9/3, các văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện và công nhận kết quả còn chưa đồng bộ, nên một số đơn vị gặp khó khăn nhất định.

“Tuy nhiên, các văn bản 795 (ngày 13/3) và 988 (ngày 23/3) của Bộ GD-ĐT đã kịp thời hỗ trợ cho các đơn vị đào tạo”, thầy Tuấn nhận định.

Trên cơ sở đó, ngày 27/3/2020, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã ban hành văn bản 944, hướng dẫn chi tiết hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá trực tuyến trong các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN.

Trong 3 tuần đầu, thầy - trò phản hồi rất tích cực về kết quả dạy-học trực tuyến, mặc dù chưa hết những khó khăn. “Khó khăn chủ yếu nằm ở hạ tầng cơ sở (băng thông, đường mạng…) và yêu cầu tiến độ.

Dù vậy, việc dạy và học trực tuyến đã căn bản đi vào ổn định”, GS Hoàng Anh Tuấn khẳng định.

Đáng lưu ý, việc chấm bài sẽ được đơn giản hóa, thay vì gửi dồn bài tập qua email, gây khó khăn cho giảng viên, sinh viên giờ đây sẽ nộp bài tập lên hệ thống. Hệ thống tự động tích hợp và phân loại bài tập theo lớp cho giảng viên, giảng viên chấm trực tiếp, nhận xét trên giao diện hệ thống và gửi điểm số, trả bài tập về cho sinh viên.

Không chỉ vậy, nền tảng còn góp phần thay đổi hình thức kiểm tra trong dạy-học. Kết cấu bao gồm điểm chuyên cần (10%), kiểm tra giữa kỳ (30%) và kiểm tra cuối kỳ (70%) vẫn sẽ được giữ nguyên, nhưng điểm giữa kỳ và cuối kỳ sẽ được xét dựa trên rất nhiều bài tập, dự án… mà giảng viên giao cho sinh viên. Việc đánh giá trở thành một quá trình liên tục, chứ không phải chỉ nằm ở vài bài kiểm tra trong một vài giờ đồng hồ.

Tính đến ngày 3/4, theo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, trong 240 cơ sở đào tạo đã báo cáo, có 98 cơ sở đã triển khai giảng dạy trực tuyến trong đó có 18 cơ sở giảng dạy kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến (blended) trong thời gian báo dịch; 116 cơ sở chưa tổ chức đào tạo trực tuyến (trong đó 40 cơ sở đã đào tạo trực tiếp, 76 cơ sở chưa đào tạo theo bất kỳ hình thức nào); 26 cơ sở đào tạo thuộc lực lượng an ninh quốc phòng (không tổ chức đào tạo trực tuyến).

Huyền Linh

Những "giảng đường online" giữa mùa dịch

Những "giảng đường online" giữa mùa dịch

Khi cuộc sống đang “đảo lộn” vì dịch bệnh Covid-19 thì những giảng đường online đang sáng đèn mỗi tối lúc này mang yếu tố thích ứng. Về lâu dài, nó đánh dấu sự chuyển động của giáo dục.

Tags:

相关文章



友情链接